Thứ Hai, 30 tháng 6, 2014

NGUYỆN ƯỚC CỎ BỐN LÁ

0

Truyện ngắn sưu tầm: Nguyện ước cỏ bốn lá.


Tôi đã từng mơ những giấc mơ với tiếng gió thì thầm trên đồi ngập màu xanh của lá, màu vàng của những đốm nắng loang tròn. Tôi vẫn thường nhìn thấy tôi ngồi một mình trên đó và hỏi chuyện những khóm cỏ may mắn dưới những gốc cây thông già.

Trong giấc mơ, tôi thấy mình khỏe hơn bao giờ hết. Tôi ôm trọn mọi vật trong tầm mắt, trong cái nhìn khác tôi ngoài đời thực, mà cũng thật giống tôi ngoài đời thực. Có tiếng gió thì thầm vào tai tôi: “Bạn muốn sống đến bao lâu?”.
Tôi mỉm cười: “Đến khi nào đủ hài lòng và tôi biết mình cần phải ra đi”. Trên trời, nắng mỉm cười, gió cuốn những cây cỏ may mắn bay cao dần, tôi ước một lần được trở thành tí hon và được cùng chúng bay lên như thế. Tôi mỉm cười, có lẽ, tôi đang mỉm cười trong một giấc mơ. Thức dậy sau những giấc mơ như thế và tôi vẫn thường tự hỏi: “Mình sẽ sống được đến bao lâu?”.

Hài hước mà nói, tôi thích được sống trong những giấc mơ hơn, bởi ở đó tôi thấy mình như được lựa chọn. Lựa chọn được ước, những điều ước như chỉ của riêng tôi.

- Nắng lên rồi kìa anh chàng lười.

Em đẩy cửa phòng bệnh, bước vào, vén rèm cửa sổ và tặng tôi một chút nắng sớm. Em quay sang tôi mỉm cười tinh nghịch:

- Có muốn đi dạo không?

Em vẫn thường trẻ con như thế. Cứ mãi trẻ con trong cái thân xác của cô bé 22 tuổi. Tôi gật đầu nhưng không cười, và em cũng hiểu điều này. Có lẽ, em yêu tôi bởi vì tôi là một anh chàng lạnh lùng và bởi em đã có thừa sự hài hước.

Vậy đấy, chúng tôi là một đôi.

Tôi nhìn chiếc xe lăn đặt ở góc phòng và lờ nó đi. Tôi nghĩ mình có thể tự bước đi nhưng mẹ thì luôn lo lắng cho sức khỏe của tôi, và trước mặt em, tôi cũng không muốn tỏ ra là một thằng đàn ông mềm yếu. Em thường chạy đến để đỡ tôi những lúc tôi bước xuống giường. Nói thật, tôi rất cần những cái nâng như thế. Tôi vẫn luôn tin, khi con người ta thực sự muốn thì không gì là không thể cả. Và tôi cảm thấy việc đi lại không hề khó khăn, bởi vì tôi thực sự muốn thế. Chỉ cần có một niềm tin, tôi sẵn sàng vứt bỏ hết mọi nỗi đau, đơn giản hơn, tôi chọn cách quên chúng.

Tôi bước và em cũng bước cùng nhịp những bước chân chậm, đều trên sân sau bệnh viện. Như bao buổi sáng khác, em đang nghe những âm thanh mà tôi nghe, đang cảm nhận những điều mà tôi cảm nhận. Chúng tôi không nói chuyện nhiều, mà có nói thì em cũng là người bắt đầu trước. Nhiều khi, tôi thấy hài lòng với hiện tại nhưng lại sợ cái hài lòng ấy khiến cuộc sống dễ dãi và đưa tôi rời bỏ tất cả, mãi mãi. Chính vì vậy mà tôi cứ trải qua những ngày đáng trân trọng nhất mà không hề nghĩ đến tương lai, bởi đôi khi điều đó trở nên xa xỉ với tôi và có lẽ cả em nữa. “Cố gắng hết mình cho hiện tại là quá đủ rồi” - tôi vẫn thường nói với mình như vây rồi tự hài lòng và mỉm cười.

Nguyen-uoc-co-bon-la


“Em yêu anh được không?” - em đã từng hỏi tôi như thế trong những tháng ngày mà bệnh tật đang dần khiến tôi trở nên phiền toái và khó chịu. Khi đó, tôi chỉ gật đầu và mỉm cười. Tôi chưa bao giờ nói yêu em và em không phiền lòng vì điều đó, có lẽ bởi em sợ tôi nói xong và rồi biến mất khỏi cuộc đời em mãi mãi. Còn tôi cũng không muốn mình trở thành kẻ thất hứa. Tôi cũng đã từng muốn được hỏi em: “Anh yêu em được không? Một người như anh cũng không sao chứ?”. Nhưng rồi, những nỗi sợ chỉ cho tôi dừng lại ở đó thôi... dừng lại ở đó thôi... bởi có lẽ, chỉ như vậy là đủ.

Tôi trở lại phòng bệnh và cứ ở đó đợi những lần thăm kế tiếp của em trong ngày. Em thì vẫn đang vất vả với những kì thi của sinh viên năm cuối. Bây giờ, một ngày của tôi thường chỉ như thế, đầy những níu dữ và đợi chờ.

*

- Nhìn thấy những ngôi sao kia không? - Tôi mỉm cười và hỏi em

- Em có mù đâu!

Em vẫn thường đáp lại như thế, những gì em làm cũng giồng như bao người khác thôi, bởi những gì khác biệt thuộc về em thì tôi chỉ có thể cảm nhận và có cố mấy cũng không thể nói thành lời.

- Rồi một ngày anh sẽ trở thành chúng.

Em đưa mắt sang nhìn tôi.

- Sao lại là chúng?

- Ờ! Anh muốn được sáng mãi như thế.

- Rồi đến lúc ánh sáng của nó cũng sẽ tắt thôi - em thắc mắc.

- Nhưng ít ra, sau khi chúng chết đi ta vẫn thấy chúng sáng.

Tôi trả lời em và nhìn lên những ngôi sao sáng trên nền trời đen tự hỏi: “Chúng đã chết được bao lâu?". Đôi khi, tôi vẫn nghĩ sao em không nói với tôi rằng em muốn được trở thành một ngôi sao bên cạnh tôi.


Là con trai bạn đã bao giờ khóc một mình chưa?

Tôi thì chưa, cho đến đêm hôm nay.

Bạn đã bao giờ mơ một giấc mơ lặp lại chưa?

Đã mấy ngày nay tôi chỉ mơ về cỏ bốn là và những ước nguyện.

Bạn đã bao giờ nói sẽ đợi ai đó chưa?

Tôi đã tự cho rằng mình không có quyền được hứa hẹn, từ rất lâu rồi.

Bạn đã bao giờ có ý định từ bỏ một tình yêu đang đẹp chưa?

Tôi đã từng có ý định đó, nhưng khi muốn buông tay lòng tôi bị kìm lại bởi những câu hỏi: “Sao tình yêu đó lại là em?”

Đừng khóc như con gái thế chứ!

Đừng run lên mãi thế chứ... đồ yếu đuối!

Tôi phải làm gì khi biết mình vẫn hiện hữu trong những suy nghĩ của em? Đã từng có những tháng năm tôi tự xin lỗi và tha thứ cho bản thân. Phải chăng chính vì vậy mà tôi đã trở nên quá dễ dãi khi khiến những lỗi lầm tôi gây ra ngày càng nhiều. Cho đến khi nhìn lại, tôi không còn nhớ hết chúng. Chỉ có duy nhất một điều mà tôi nhớ rất rõ, là em cứ đi theo tôi và gật đầu, cười xòa để tha thứ hết chúng, cũng đôi khi em hơi buồn và nói: “Ừ! không sao". Mà lúc đó tôi cũng không đủ quan tâm để biết rằng em buồn nhiều hay ít.

Có một điều mà có lẽ cả về cả sau này tôi cũng không thể tha thứ cho bản thân, tôi đã từng có cái suy nghĩ muốn giúp em xóa sạch hình ảnh của tôi trong em.

Rồi những ngày cố để hài lòng mọi thứ cũng qua. Tôi không còn mơ những giấc mơ xanh và đầy ước nguyện nữa, tôi không còn tự đi bằng đôi chân của mình nữa. Tôi không còn nói chuyện với nhiều người ngoài em. Và thi thoảng, tôi vẫn mỉm cười dưới nắng để biết mình đang ngồi cạnh em - cô bé hay cười.

Rồi đến một ngày, ngày mà nắng tắt, tôi ngửi thấy mùi của những cơn mưa mùa hạ trong đêm và cảm nhận nỗi đau của những cơn ho dài. Ngày mà hình ảnh của em cứ nhạt dần trong những lần hôn mê, ngày mà tôi có được cái cảm giác hấp hối của một người biết rằng cuộc đời đang dần chật chội. Tôi nghe thấy những tiếng khóc bên giường bệnh, và tôi biết được rằng trong đó có em.

Giấc mơ ấy xuất hiện trở lại, tôi vẫn ngồi trên ngọn đồi và nói chuyện với những lá cỏ may mắn. Gió thì thầm vào tai tôi: "Bạn muốn sống đến khi nào?". Tôi vội vã đáp lại: “Làm ơn đi! Tôi chưa thể chết".Tôi cảm nhận được tim mình đập nhanh hơn, những hơi thở gấp hơn và tôi mở mắt...

Nguyen-uoc-co-bon-la


Đêm hôm ấy, trăng vén mây và những ngôi sao xuất hiện trên nền trời đen.

- Cho em trở thành ngôi sao gần anh nhất được không?

Tôi gật đầu và hỏi em điều mà trước nay tôi luôn muốn hỏi:

- Anh yêu em được không? Một người như anh cũng không sao chứ?

Em chỉ mỉm cười, mắt hướng lên bầu trời và tôi nghĩ chúng tôi đang cũng nhìn về một ngôi sao.

Đêm hôm sau, giấc mơ ấy trở lại. Trên trời đầy những lá cỏ may mắn đang bay, lại một lần nữa gió thổi và thì thầm vào tai tôi: "Bạn đã đủ hài lòng chưa?". Tôi chỉ mỉm cười mắt chăm chú nhìn vào những lá cỏ may mắn đang bay. Bất chợt, tôi biến thành tí hon, tôi với tay với lấy thân một lá cỏ đang bay rồi thì thầm với gió: "Đã đến lúc tôi cần phải ra đi"...

Ngay lúc này đây, tôi nhìn thấy tôi ở trên giường bệnh như trong những giấc mơ, tôi thấy mọi người khóc và trong số đó không có em.

Tôi đi xuyên qua cánh cửa phòng bệnh mà không cần mở nó ra, tự dưng, chỉ là tự dưng thôi tôi nhớ đến Nguyễn Nhật Ánh và Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, và những thắc mắc được giải đáp. Vậy đấy, đầu óc tôi vân luôn thế. Ngay cả khi thể xác và tâm hồm không đồng nhất thì cái suy nghĩ ngớ ngẩn ấy của tôi vẫn thường bị cắt ngang.

Tôi đi tìm em, mà không! Tôi biết em đang ở đâu, chỉ là ngay lúc này đây tôi muốn nhìn thấy em, có thể sẽ là lần cuối tôi được nhìn thấy hình ảnh ấy. Một thằng như tôi sao lại có thể khiến em buồn nhiều như thế, ngay cả khi tôi đã ra đi?

Em vẫn đang ngồi và không giấu những nỗi đau, em khóc, tôi chưa bao giờ thấy em khóc nhiều như thế. Các bạn có bao giờ nghĩ là một linh hồn có thể khóc không? Câu trả lời là không, bởi ngay lúc này đây tôi không thể khóc mặc dù tôi rất muốn. Một linh hồn chỉ có thể đau mà thôi, đau nỗi đau của riêng mình trong khi thật sự muốn ôm trọn nỗi đau của những người khác. Trong đêm, tôi thấy em cầm trên tay một hòn đá mong. Người ta nói, nếu một người cầm trên tay một hòn đá mong tròn và nhẵn thì hẳn tâm hồn người đó thật sự rất bình yên. Và em đang cầm trên tay một hòn đá mong như thế, hòn đá đã từng là của tôi cách đây rất lâu, lâu đến nỗi tôi không còn nhớ nhiều về cách mà tôi đưa nó cho em nữa.

Tôi cố nói mặc dù biết rằng em sẽ không thể nào nghe thấy: "Anh có thể đợi em được không? Đợi một ngôi ngôi sao tỏa sáng gần kề?”.

Đêm nay, trời cũng thật nhiều sao.
Rồi em bất chợt mỉm cười nhìn lên bầu trời.
Và tôi biết, tôi và em cùng nhìn về một vì sao.

Chủ Nhật, 29 tháng 6, 2014

KHI NGƯỜI LỚN CÔ ĐƠN

0

Cô đơn của một đứa trẻ đơn giản là lúc bên cạnh chúng không có ai. Nhưng cô đơn của người lớn lại là lúc đứng giữa vạn người vẫn thấy tim mình lạnh.

Từ khi còn là một đứa trẻ, cụm từ “người lớn” đã trở thành một nỗi ước ao. Chúng ta mong mỏi được lớn lên với tất cả niềm háo hức và mong ngóng mình có. Thế giới của người lớn lúc đó thật hấp dẫn, thật lung linh, thật mời gọi, đến nỗi mà nó thu hút gần như hầu hết mọi sự chú ý của đám trẻ con.

Dường như chúng ta làm mọi thứ cũng chỉ để lớn, vẫy vùng mãi cũng chỉ để lớn. Từng ngày trôi qua, bàn tay mình lại chạm gần hơn tới miền đất hứa ấy mà không ngờ rằng, để trưởng thành người ta cũng cần phải trả giá. Thậm chí, đó là giá đắt.

Đã bao giờ bạn thấy cô đơn? Đã bao giờ muốn mình được ngược thời gian quay trở về thời trẻ nít?

Khi-nguoi-lon-co-don


Đã bao giờ bạn muốn sống với chính con người “mộc” của mình? Không phấn son gì cho tâm hồn đang ngày một ngập ngụa những vết dơ ở phía bên kia tối tăm của cuộc sống?

Đã bao giờ dù đứng trước gương soi đến hàng triệu lần bạn vẫn không dám chắc chắn với câu hỏi rằng mình là ai? Và mình đã từng là ai?

Đã bao giờ bạn chỉ muốn khóc thật to và trốn thật sâu? Đã bao giờ bạn muốn từ bỏ những nhộn nhịp, nhốn nháo ngoài kia chỉ để được giấu mình sau vạt áo sờn lưng mẹ? Được ngô nghê như những đứa trẻ ranh lần đầu chập chững học cách làm quen với cuộc sống.

Đã bao giờ, đã bao giờ bạn thấy thế hay chưa?

Đã bao giờ bạn dám chắc cuộc sống của mình đang có những ai? Bạn cần ai, và những ai cần bạn?

Đã bao giờ đi giữa đám đông nhưng bạn vẫn thấy giật mình rằng vì sao lại cô độc quá… Thế giới ngoài kia có bàn tay nào sẵn sàng nắm lấy và ủ ấm bạn hay không?

Đã bao giờ bạn thôi hết băn khoăn, rằng vì sao người ta lại phải lớn? Đã bao giờ bạn ước giá mình cứ bé nhỏ mãi có phải tốt hơn không?

Đó, là cái giá của sự lớn lên!

Cô đơn của một đứa trẻ đơn giản là lúc bên cạnh chúng không có ai. Nhưng cô đơn của người trưởng thành lại là lúc đứng giữa vạn người vẫn thấy tim mình lạnh.

Hoảng loạn của một đứa trẻ là lúc chúng không biết mình bị lạc đường, cứ mãi đi về phía trước dù không biết đó là đâu nhưng cuối cùng rồi vẫn có người tìm ra chúng. Hoảng loạn của người lớn là dù biết chắc chắn mình đang lạc nhưng vẫn mải miết đi. Lúc sững sờ đứng lại để chờ đợi một cánh tay nhưng làm gì còn nữa…

Nỗi buồn lớn nhất của một đứa trẻ chắc là những lúc bị cướp mất đồ chơi. Nhưng nỗi buồn lớn hơn của người trưởng thành là có những thứ của mình nhưng vẫn buộc lòng phải tự tay nhường cho người khác. Trẻ con mất thứ đồ này còn được bố mẹ mua cho cái mới. Còn người lớn, đánh mất rồi biết đòi lại những thứ ấy ở đâu?

Chúng ta hoàn toàn không biết mình lớn lên cho đến một ngày nhận ra mình suy nghĩ nhiều hơn trước, nhận ra đôi mắt mình ít ồn ào hơn trước, nhận ra đôi môi mình mỉm cười vì vui không còn nhiều như trước, và nhận ra gò má mình lâu lắm rồi chẳng có thứ gì chảy ướt nó đi…

Chúng ta đón trưởng thành như một vị khách đường xa. Đến lúc đóng cửa rồi lại hối tiếc vì trót gặp mặt nhau quá sớm. Thực ra, ai cũng có ngày phải lớn! Nhưng nghiệt ngã rằng càng lớn chúng ta lại càng bất an…

Những bất an không tên vô hình ùa về như một đợt gió đông. Những khủng hoảng triền miên, những cô đơn giãy giụa đấu tranh với phần người chưa kịp lớn. Chúng ta vào đời khi chưa kịp thích nghi với tên gọi người lớn. Nên dễ hiểu rồi, chúng ta thấy chông chênh…

Những người lớn vào đời với một nỗi cô đơn, và sống từng ngày để đem mình ra trả giá. Cứ ước là trẻ con, rồi muốn mình là tượng đá. Nhưng rồi có ai tránh được mình phải lớn lên không?

Thứ Sáu, 27 tháng 6, 2014

MỘT CHUYỆN HẸN HÒ

0

BlogTM giới thiệu truyện ngắn: MỘT CHUYỆN HẸN HÒ

Mưa rồi. Không phải là thứ mưa nhão, ướt, đẫm nước, dịu dàng mà Cóc từng quen thuộc, có cảm giác mưa hơi rát, trơ như một tiếng cười khan. Gió cũng lạ lẫm, chúng rào rào đuổi nhau trên cao, trên ngọn cây, mái nhà. Gần mặt đất là một khoảng không lặng phắt, cả cái lá bìm bìm đeo trên vách chòi cũng không thèm ve vẫy. Cóc hơi lo lắng, sáng này nghe người ta bơi xuồng rôm rả đua nhau đi mua mì gói, họ nói bão tới rồi. Có thùng mì dằn trong tủ, người Thổ Sầu chẳng cần chằng chống, ràng rịt nhà cửa, cũng bình thản qua bão cấp Mười. Nghĩ tới đó, Cóc mắc cười.

Cóc ra cửa, ngó nghiêng. Mưa tạt ướt mặt. Đầm Sầu lặng ngắt. Trong màn mưa đục ngầu ngầu, những cái chòi lá nằm rải rác, thưa thớt, đờ đẫn. Bình thường, Đầm Sầu đã vắng người, vì đã qua mùa tôm cá, bây giờ lại thêm tin bão, đầm nước hoàn toàn hoang vu. Cóc thấy bão đã đến, thật gần.

Nhưng đôi người vẫn nằm kia, tỉnh bơ, lơ ngơ ngủ. Họ ra đây lúc xế chiều, khi trời vẫn còn một chùm nắng héo. Như thể họ tình cờ đi ngang qua căn chòi hoang này, tình cờ thấy người quen, và ghé lại. Người đàn ông chạy xuồng máy đến trước, phất áo quét sơ những bụi bặm, chửi cha mấy cái mạng nhện mắc trên tóc, sau đó nằm dài, nhịp chân, ca lửng tửng. Một hồi thì người phụ nữ tới, những nhát dầm của chị rất dè dặt, chần chừ. Và ngập ngừng, chị vẫn ngồi dưới xuồng, ngó xuống ngón chân:

- Ra đây để nói với anh, em… không thể… Có bão…

Anh cười, không nói gì, cầm tay chị, mơn man.

- Ừ, thì bão…
- Em sợ anh chờ nên mới ra nói anh hay. Có bão thiệt mà, anh.

Mot-chuyen-hen-ho

Chị hụt hơi, bởi bàn tay nhỏ nhắn nhiều vết chai của mình vẫn bị nắm lấy, nâng niu. Từ đấy, không rời. Cóc ngó chị, nghĩ ngay, chị ta đã thua rồi, thua ngay từ ở trong bờ lá xa thẳm kia, khi quyết định hướng mũi xuồng ra đầm. Chắc mẻm, chị sẽ bước lên chòi. Cóc đếm một… hai… hai rưỡi… và cười, thấy chưa, thua rõ ràng.

Cóc cũng đã từng hẹn hò, nên Cóc biết. Nó bao gồm một chuỗi thua cuộc liên tục, mới đầu là sự choáng váng khi gặp gỡ, ra về, cảm giác thất bại sẽ đau nghiến lòng người ta, mắc mớ gì mình lại xao động dữ vậy cà, mình đâu có được xao động, mình đã không còn quyền xao động. Những lần gặp sau, thương nhớ sẽ thít chặt hơn. Đến một bữa, đàn ông bỏ nhỏ, “anh nhớ em quá, mình gặp riêng chỗ nào nghen”, ngay lập tức, người ta lắc đầu. Đàn ông vẫn cười, anh chờ em ở chỗ đó, chỗ đó, em không tới, chắc anh chết… Người ta thảng thốt, thôi, đừng chờ. Nhưng chính người ta lại chờ, đau đáu nghĩ về cuộc hẹn, lòng bảo không đi, không thể đi. Nhưng người ta bước xuống xuồng, bơi đến chỗ đó chỗ đó, nhưng đi một quãng khập khừng, lại muốn quay về, cắn môi nghĩ, thôi ra nói một câu để mắc công người ta kia chờ. Và sập bẫy. Trên đường về, cảm giác thua cuộc ấy rõ ràng hơn, người ta đay nghiến mình, tại sao mình lại đi, đã nói không gặp sao lại gặp? Đi, rồi sao nữa, ngày mai, tương lai?

Cóc đã từng hẹn hò, nên Cóc biết. Nặng nề. Thương tổn. Ngồi trong cái hốc nhà tối, nhìn ra, Cóc thấy ngậm ngùi, cho chị. Cóc biết chị, biết cả chồng chị, một người hay say, hay đứng phắt dậy giữa lúc nhậu, hỏi mấy thằng bạn, ê, đi với tao không ? Đám kia hí hửng hỏi đi đâu, anh ta cười phô hàm răng xếu xáo ra, “Đi đái!” rồi cười hơ hơ hơ, vô duyên dễ sợ. Chị thì ngồi đâu đó, chơi với thằng con mà dỏng lổ tai lên nghe xem chồng có gọi gì không, nướng con cá khô, hay gọt thêm mấy trái cóc, trái ổi. Chị héo hắt, lam lũ, lúc nào cũng khô quắt, cả lúc chồng không đánh, chị cũng gồng lên như gánh một gánh vô hình. Cóc không biết là chị cũng dịu dàng, sạch sẽ và đầy sức sống như bây giờ, như đang ngồi kia, bối rối gật đầu, lắc đầu, buộc phải nói thì chỉ hai tiếng: “Dạ” và “Thôi”, mặc cho người yêu nói tuôn tuôn, những nhớ thương liên tu bất tận. Rồi miệng không nói bằng âm thanh nhưng lời vẫn ngọt ngào. Sau đó, thì ánh nhìn cũng nói, vòng tay cũng nói…

Cóc không thể kể tiếp, bởi vì nó phải lấy tay che mắt. Không thể kể, bởi kể ra người ta sẽ phát hiện ra nó đang dòm lén qua kẻ tay, sẽ phát hiện ra Cóc cũng là giống như những kẻ tầm thường, miệng nói đạo đức, chê mấy chuyện trai gái là hạ tiện, tục tĩu nhưng với bạn tình vẫn háo hức. Cóc đổ thừa tại bàn tay không khép lại được, nhưng nhờ nhìn lén, nó phát hiện ra chuyện không may. Xuồng trôi. Cả hai chiếc đều tuột dây, bởi những bàn tay buộc chúng đều bồn chồn. Cứ như xuồng cũng thực hiện cuộc hẹn hò khác, chúng đủng đỉnh rời nhau, trôi hấp háy xa xa, như chẳng hề quen biết. Cóc hoảng hồn, nhảy chồm lên, kêu “Xuồng trôi kìa! Xuồng trôi mất tiêu kìa!”. Chỉ nghe chị yếu ớt nói, “Đừng anh… Có con cóc…”. Cóc thở dài, bây giờ có con voi ở đây thì cũng vậy thôi. Nên xuồng cứ trôi, chậm rãi, nhơ nhởn, đến khi không còn nhìn thấy trong tầm mắt nữa.

Lúc người phụ nữ giật mình thức dậy, thảng thốt quờ kiếm tấm áo thì hai chiếc xuồng đã gặp nhau ở một bờ lá nào. Cũng có thể chúng bị gió xô dạt về hai hướng khác. Như lúc này, mưa cũng bị gió giật, xé bừa ra, tơi tả, tạt ướt cả bắp chân chị, dẫn cái lạnh chạy buốt sống lưng. Chị hoảng hồn, kêu lên từng tiếng rời:

- Trời ơi! Anh! Ai lấy xuồng mình rồi. Mất hết rồi.

Cóc mắc cười, mưa bão như vầy ai mà mò ra giữa đầm lấy xuồng. Nó trôi rồi, bà chị ơi. Tui kêu rã họng, mấy người không nghe, ráng chịu. Người đàn ông mệt phờ ngồi dậy, thò đầu ra mưa, ngó quanh quất, giọng mệt phờ, ờ ha, mất tiêu. Trôi mất tiêu rồi. Giọng chị bỗng nghẹn lại, em làm sao về nhà được đây? Anh cười cười, chụp lấy tay chị, về làm gì, ở lại với anh. Mắt chị lạc đi, em làm sao về nhà được, bão tới sát bên rồi. Anh cũng là bão vậy, thêm cơn bão nữa nghen, anh vẫn mơn trớn. Cóc hơi bực, hãy nhìn chị ta đi, chị đang lo lắng sắp té xỉu rồi kìa. Chốc nữa cơn bão tới, căn chòi này chắc chắn bay mất, may lắm thì còn trơ lại cái sàn đóng bằng vạc cau. Sau đó thì sao? Nếu sống qua bão, thì cũng bị lạnh teo, đói meo, bởi ở đây hoàn toàn không mì gói. Cóc cũng đang đói, bầy muỗi dự cảm được bão, chúng nấp sâu vào bẹ những đám lá quanh đầm. Anh đã nhận ra sự bất an của chị qua bàn tay mướt mồ hôi, anh cười, sau bão thì người ta sẽ thấy mình ở đây, họ sẽ ra rước mình, em lo gì. Câu nói đó đã dìm chị sâu hơn vào vô vọng, chị rớt nước mắt.

- Người ta sẽ thấy hai đứa mình …

Chị thảng thốt. Những ý nghĩ bỗng bời bời, xấp xãi chạy trên gương mặt tròn, tái ngắt. Cóc thấy chị ngó nó, mà không ngó nó. Trống rỗng, tuyệt vọng.

- Bà con sẽ nghĩ nầy nghĩ nọ…

- Thôi mà, em. Mình sẽ nói là dọc đường bị bão, tình cờ gặp.

- Người ta đồn rùm lên…

- Thôi đi, em.

- Em biết nói sao với con em bây giờ ? Chị kêu lên, rúm lại, hức một tiếng, như ý nghĩ kia đã xuyên thẳng qua người. Anh nằm ngoẻo xuống, nửa như thật sự rã rời, nửa lại giống đang giễu cho vui. Nhưng chị không cười, chị vạch vách lá nhìn ra, như chiếc xuồng đang trốn ở đó, trêu cợt chị. Không có gì cả. Cóc ngó theo, nó cũng mong có một phép thần kỳ. Chị day vào, bắt gặp anh đang nhìn mình, giận dỗi, xa lạ. Cảm thấy mình hơi vô lý, chị cười, như ai đơm sẵn nụ cười, và chị gắn hờ lên miệng. Trời ơi, Cóc kêu lên, không vui mắc gì phải cười để chiều chuộng lòng nhau?

- Tại em sợ… Hồi xưa, em có nhỏ bạn. Đời nó buồn lắm, mẹ nó bị tù…

Anh cười khào, ứ hự, bất chấp mạng sống lặn lội hẹn hò trong mưa gió gầm gào, anh không chờ đợi để nghe câu chuyện lãng xẹt, chẳng dính gì tới chuyện tình mình. Nhưng chị vẫn kể, giọng thản nhiên, như thể câu chuyện đã làm chị bình tâm lại, như chuyện đó thì phải thì phải nói bằng ngữ điệu dửng dưng đó, bởi có phải chuyện của chị đâu, có phải nỗi đau của chị đâu.

- Mẹ nó làm giám đốc, nhưng thích cải lương, thích nghệ sỹ, xài nhiều tiền của công ty vô mấy chuyện hát hò. Có bữa, nghe Minh về hát bên Thổ Cường, bà chạy xe hơi gần hai trăm cây số để đem cho ông Minh mắc dịch đó ơ cá dứa kho tộ. Nhà báo người ta viết về vụ đó quá trời.

Anh lại mơn man cổ chân chị, bây giờ nó đã lạnh, cứng đờ như nước đá. Việc của anh là làm cho da thịt chị ấm lại, mềm ra, anh không đếm xỉa gì câu chuyện xa xôi đó, chỉ mỗi Cóc lắng nghe bi kịch của cuộc đời, bi kịch của đứa con bỏ nhà đi, vì xấu hổ, buồn tủi, không phải vì người mẹ ở tù mà vì ơ cá kho, không phải là ơ cá kho bình thường trên mỗi mâm cơm người ta hay mút mút, quẹt quẹt, mà ý nghĩ, ngoài ơ cái kho, phải còn cái gì nữa. Cái-gì đó thì ai cũng biết là cái-gì.

Cóc bỗng liên tưởng tới đứa con chị đang trốn bão trong căn nhà chỉ có mì gói, không dây chì, không bao cát. Nó sẽ qua khỏi cơn bão này, dù mái nhà có bay vèo, có đổ sập. Có gì đâu, bão lần nào cũng tan hoang, nhưng rồi sau bão, cả nhà nó sẽ bò ra từ gầm bộ ván ngựa, thu dọn, sắp xếp, cất lại cái nhà khác, nhỏ hơn, te tua, tuềnh toàng hơn. Đứa con sẽ đi qua cơn bão này gọn ơ vì mì gói đang có sẵn. Nhưng có một cơn bão khác mà cả đời nó cũng không đi khỏi, nó sẽ nhớ hoài chuyện mẹ nó cùng một người đàn ông xa lạ ở trong căn chòi giữa Đầm Sầu, khi ai nấy đều về nhà, về chỉ để nhìn nhau chứ không ngăn được cây đổ, nhà sập. Nhưng hai người đó không về, họ ở ngoài đầm, để làm gì thì không nói ra cũng biết làm gì.

Cóc muốn khóc, tội cho cái cảnh tận cùng tuyệt vọng của chị. Và tận cùng cô đơn, dù người đàn ông kia có (lại) siết chị vào lòng. Cóc mà là anh ta, Cóc chỉ ngồi im lặng, nghe câu chuyện của người bạn nào đó, nghe cái giọng dửng dưng, nhưng che tiếng tim người đang nhói. Đàn ông, trong máu có pha chất vô tâm, mà thằng cha này vô tâm hết chỗ nói, tới mức bi kịch “ơ cá kho” là của chị (ví dụ vậy, nghi nghi vậy) thì thằng chả cũng không biết cách nào để an ủi một tấm lòng đau.

Ngay cả tình yêu trong chị vừa giãy chết, anh ta cũng không biết, nên tay cứ miết mãi trên da chị, giờ đã lạnh như đồng. Mắt chị đã tắt ánh nhìn lấp lánh, cồn lên một chút thất vọng, một chút não nề. Đúng cái kiểu của Cóc khi người yêu bỏ về trước sau cuộc hẹn hò mây mưa. Lúc Cóc vẫn còn say ngủ. Cóc thức dậy, bạn tình đã nhảy xuống xuồng theo người ta vào trong xóm. Cóc chua chát, trời sanh nó có bộ da nhạy cảm, cái phổi nhạy cảm. Nó không trở về đất nữa. Căn chòi có bậc thang cũ, đuôi lá lệt phệt, che kín, con nước lên xuống đủ độ ẩm ướt, Cóc lấy làm nhà. Nó dần quên đời đau.

Để bữa nay chị lại là Cóc của một bữa xưa nào. Có thể thấy chị đang khóc lặng. Cóc ngó theo ánh nhìn của chị đang mông lung ngoài trời, cả Đầm Sầu là một khoảng mưa mờ và tối. Xa xa, đằng sau bờ lá, nhà chị ở đó, chữ nhà không bao gồm người chồng cười hơ hơ hơ, nhà-chị là đứa con đang ôm mền gối chui xuống dưới bộ ván mọt ăn lổ chỗ như cái rổ, nằm chèo queo. Nhà-chị đang hỏi, không biết làm sao mà mẹ chưa về, rốt cuộc mẹ đi đâu ? Nhà-chị không hề nghĩ, nếu biết mẹ đi đâu, làm gì nó sẽ bị bão quăng quật, hành hạ suốt đời.

Cóc lại gần chị hơn. Nó có thể nghe được tim chị bỗng đập rộn lên, tung phá những bức tường đang quây nhốt chị, ngạo nghễ trước cơn bão đang khoái trá lồng lên, hú hét. Cóc nghe thoáng một lời giã biệt, rất khẽ, hay là chị chẳng nói gì hết, chị nhảy ào xuống nước, nhanh như một cái nháy mắt, nhanh hơn cả khoảnh khắc Cóc đớp một con muỗi đói. Anh chồm theo, chẳng kịp ới lên, bàn tay chìa ra, chới với nhìn chị bươn bả vẹt sóng, nôn nả về phía bờ lá xa xăm. Cóc vói ngó theo, màn mưa che khuất tầm nhìn, thấy cái đầu chị rướn cao, nhấp nhô như con rùa đang bơi, đầm thì xa, rộng, sóng đang cồn lên, giận dữ. Không biết chị có đủ sức để chạm tay vào bờ đất ?

*

Những ngày sau bão, tôi thường một mình ra Đầm Sầu, tôi tự hỏi cơn gió nào đã hắt mẹ tôi khỏi xuồng, và nơi nào mẹ ngã xuống? Không đánh dấu được vào nước, tôi khắc lên be xuồng, gần lái, chỗ mẹ hay ngồi bơi.

Một lần, ghé lại căn chòi hoang, tôi thấy con cóc đang nhìn mình, như khóc. Hay vì tôi đang khóc, nên thấy vậy…

Thứ Tư, 25 tháng 6, 2014

CHUYỆN KỂ TỪ HAI THẾ GIỚI

0


I. Những yêu thương dang dở…

1. Cái ôm lạnh

Căn phòng trắng. Rèm cửa trắng. Trang phục Nhi mặc trên người cũng màu trắng. Con bé trông thật yếu đuối và mệt mỏi. Ngồi tựa lưng vào áo quan, Nhi có lẽ vừa thiếp đi sau một hồi khóc quá nhiều. Những vệt nước mắt khô vẽ lên đôi má bầu bĩnh những hình thù ngoằn ngoèo. Nhân muốn đưa tay lau mắt cho con bé. Nhân muốn đắp chiếc chăn lên thân hình gầy guộc đang run lên từng đợt kia.

Nhưng không thể!

Vì Nhân chỉ là một hồn ma.

Tấm rèm cửa cuốn tung lên sau luồng gió lạnh thốc vào đột ngột. Gió thổi tung mớ tóc lòa xòa trên gương mặt tái nhợt của Nhi. Con bé lại rùng mình. Nhân cau mày, không buồn quay lưng lại, lên tiếng:

-Lại là người, Âm Sứ! Người tới đây làm gì?

-Ta có nhiệm vụ canh giữ người.

-Đồ dai như đỉa, biến đi và để ta yên. Tới hạn ta sẽ tự xuống, không trốn đâu mà phải bám dính đế giày ta như thế!

Đáp lại sự phẫn nộ của Nhân, Âm Sứ chỉ mỉm cười đầy khiêu khích, nhún chân nhảy lên trên chiếc quan tài, ung dung ngồi xuống, khoanh chân lại, chống tay vào má và chăm chú ngắm nhìn khuôn mặt Nhi:

-Em gái ngươi rất xinh!

Nhân xốc tới, đá văng tên khó ưa ra khỏi chiếc quan tài của mình, gầm lên:

-BIẾN!!

-Người không muốn tới ôm cô bé một chút sao?

-Nhiều chuyện! Người không ngậm miệng lại được à?

-Nhân này…

-Đừng gọi ta là Nhân – Nhân thấy cái tên mình bây giờ thật sự rất lố bịch, anh không còn là người, giờ anh là ma – Gọi chó, mèo, gấu, lợn gì thì tùy người.

-Hưm????? Thôi được rồi, gấu anh này, ôm con bé một chút có lẽ sẽ xoa dịu cơn ác mộng đang dày vò nó bây giờ đấy.

Xoa dịu? Nhân nhìn gương mặt bất an trong giấc ngủ chập chờn của em gái. Hai anh em đã nương tựa nhau mà sống mười tám năm trời. Mười tám năm không có tin tức của cha. Mười tám năm không có tình thương của mẹ. Nhi vẫn nói: với mọi người anh cô có thể là một tên xấu xa, nhưng cô biết, anh là người đàn ông vĩ đại nhất trên đời. Anh bỏ học, làm đủ mọi việc để kiếm tiền nuôi cô ăn học. Anh ân cần như một người cha và dịu dàng như một người mẹ… Thiếu anh, cô sẽ sống ra sao?

Nhân chua xót nhớ lại cái lúc chiếc xe phân khối lớn xoay ngang ra, hất anh văng lên vệ đường; lúc ấy, anh biết mình sẽ chết. Anh tham dự cuộc đua xe cá độ với mong muốn có tiền đóng học phí cho em gái, có điều… cái mà anh nhìn thấy lại là…

Nhân nhìn thấy người ta chở anh máu me bê bết vào bệnh viện. Thấy Thân hình mảnh mai của Nhi rơi như một chiếc lá khô xuống thềm cửa khi được gọi tới nhà xác. Thấy con bé hàng giờ ngồi bên quan tài mình mà khóc, mà gọi tên anh.

Ngày mai, người ta sẽ chôn anh.

-Ngươi thực sự không muốn sao? – Âm sứ lặp lại.

Nhân cười chua chát. Để làm gì? Cái ôm của một người đã chết ư?…. Nếu biết không thể làm thì tốt nhất đừng làm, nếu biết làm được cũng không đưa lại kết quả gì thì càng nên tránh, nếu một lời xin lỗi là xong hết mọi chuyện thì sẽ chẳng bao giờ có thứ gọi là tổn thương, nếu ôm con bé mà có thể lấp đầy những đau đớn huếch hoác trong tâm hồn nó thì anh sẽ ôm Nhi tới lúc gãy lìa hai tay cũng không buông, nhưng…bây giờ cái ôm của anh lại chỉ làm em gái anh thấy lạnh hơn mà thôi, anh sẽ không làm như thế.

Vì anh bây giờ chỉ là một hồn ma.

Nhi khẽ cựa mình, đôi mày nhíu chặt, môi con bé mấp máy mơ hồ gọi: “anh ơi!”. Gương mặt non nớt thảng thốt đến nhói lòng.

-Nếu ngươi thực sự không muốn thì ta đi nhé? – Âm sứ gieo mình bay là là trong không trung, ngoái lại vẫy tay.

-Chờ đã! Ta… thật sự… có thể sao? – Nhân cúi đầu, bối rối – Ý ta là chúng ta không thể chạm vào người trần, chúng ta không có hình hài nên linh hồn ta sẽ xuyên thẳng qua người họ, không phải sao?

-Nếu được ta giúp, người có thể. – Âm sứ cười chắc nịch, lấy ngón trỏ chỉ lên trán Nhân – Xong rồi, không làm phiền anh em người nữa.

-Cảm ơn…

Nhân lướt nhẹ nhàng đến bên Nhi, rụt rè thử chạm vào gương mặt con bé. Đúng thật, ngón tay anh không bị xuyên qua cơ thể cô. Chậm chạp, Nhân đẩy nhẹ Nhi vào lòng mình, ôm chặt cô bé đang ú ớ trong cơn mơ có vẻ không lấy gì làm dễ chịu. Một cái ôm lạnh. Nhưng là vòng tay yêu thương. Cúi người đặt lên tóc em gái một nụ hôn, anh thì thầm:

-Xin lỗi, Nhi. Hãy tự chăm sóc tốt cho bản thân đấy nhé!

Chuyen-ke-tu-hai-the-gioi


2. Quên em đi nhé?

Như mở mắt, cả căn phòng xoay tròn trước mắt cô. Chao đảo. Vòm nhà trắng toát. Giường sắt lành lạnh. Mùi cồn lan tỏa. Như nhớ ra rồi, đây là bệnh viện. Cô lảo đảo ngồi dậy, tìm một chiếc áo khoác. Cô thấy lạnh. Nhưng không có chiếc áo nào hết. Vậy thì, Minh đâu?

Nếu Minh đến đây, nhất định anh sẽ mang áo khoác tới cho cô, vì anh biết phổi cô không tốt, cô rất dễ bị nhiễm lạnh. Nếu anh vẫn chưa tới thăm cô, anh có thể đi đâu chứ?

Như xoay nắm cửa phòng, loạng choạng bước ra hành lang. Đôi chân trần của cô thấy gai gai trên sàn nhà lạnh buốt. Nhưng cô không tìm thấy đôi dép. Mà cô lại phải đi tìm Minh ngay.

Trí não Như vẫn còn đang quay cuồng. Những mảnh ghép rời rạc của vụ tai nạn đêm đó tràn về. Cô thấy máu, rất nhiều máu. Cô thấy gương mặt trắng bệch, hoảng hốt của anh. Cô thấy chiếc chemise trắng anh mặc loang đầy máu tươi. Cô… Á, đầu cô sắp nổ tung rồi! Như gắng sức chạy nhanh thật nhanh ra khỏi bệnh viện, chỉ sợ có ai đó túm cô lại không cho đi. Cô phải tìm anh!

Nhưng chẳng ai buồn ngăn cô lại. Hoặc giả họ không nỡ ngăn cản cô? Như lao đi như bay trong khi trí nhớ vẫn đang cố gắng một cách tuyệt vọng xâu chuỗi những sự kiện của vụ xô xe. Chết tiệt! Anh đang ở đâu hả Minh?

Những bước chân vô tình đưa cô tới cổng nghĩa trang. Thôi được rồi, Như thừa nhận, việc đầu tiên cô muốn làm là tới đây, chỉ để chắc chắn rằng không có một ngôi mộ mới nào viết tên chồng sắp cưới của cô.

Vụ tai nạn xảy ra trước lễ cưới một ngày. Đêm đó, cô và anh đang đi trên đường thì chợt nghe thấy tiếng rú ga càng lúc càng gần. Ánh đèn pha sáng choang. Ánh sáng ấy đến giờ vẫn ám ảnh tâm trí cô. Trong bức màn sáng nhòe nhoẹt ấy, cô thấy một bé gái năm tuổi thình lình đuổi theo quả bóng ra giữa lòng đường, một cậu bé tầm đang học cấp ba hốt hoảng chạy theo. Ánh sáng chói lòa hất thẳng vào mặt cô. Rồi cô thấy bàn tay anh đã rời khỏi tay cô từ lúc nào. Ánh sáng tắt lịm. Âm thanh cũng tắt ngấm. Và máu. Rất nhiều máu… Như ôm đầu, ngồi thụp xuống. Không! Anh chắc chắn không sao đâu!

Rồi cô chợt thấy anh, là anh, là Minh của cô, đang đứng giữa những hàng mộ trong nghĩa trang. Cô thở phào. Anh còn sống!

Như lao như bay về phía Minh, tới khi còn cách anh khoảng chục bước chân thì bỗng thấy anh cất tiếng nói:

-Em thật là tệ hại!

Như đứng sững lại. Anh vẫn đang quay lưng về phía cô. Anh biết cô đến ư? Như bước những bước chậm lại về phía anh, cố lấy lại hơi thở sau nửa tiếng đồng hồ chạy hộc tốc. Anh vẫn tiếp tục nói mà không quay lại:

-Chúng ta vẫn tổ chức lễ cưới phải không em?

-Tất nhiên rồi – Như thầm thì – Đồ ngốc!

Cô đã đến rất gần anh, chỉ còn vài bước chân nữa. Chợt cô khựng lại khi nghe anh nói:

-Anh có nên tha thứ cho sự phản bội của em? Tha thứ cho việc em muốn rời bỏ anh ngay giữa lúc này?

Đợi đã! Anh nói gì? Phản bội? Cô phản bội anh? Không, tại sao lại thế? Tại sao sau khi cô tỉnh dậy mọi thứ lại trở nên như vậy? Anh hiểu lầm nên mới không tới bệnh viện thăm cô?

-Không, Minh! Không bao giờ có chuyện phản bội! Nói cho em biết chuyện gì đang xảy ra đi!

Cô gào lên, chạy về phía anh, nhào tới ôm anh. Nhưng…

…Cô vừa chạy xuyên qua người anh?

Như sững sờ đứng lại, không tin vào mắt mình. Cô đang nhìn thấy nụ cười thật tươi của bản thân ở ngay trước mắt. Giọng anh chầm chậm rót vào khoảng không sau lưng cô:

-Anh có nên chấp nhận sự thực em… đã chết không, Như?

Cô nhìn bức di ảnh với nụ cười tươi rói hạnh phúc của mình đang yên vị trên chiếc bia còn rất mới, rồi lại hoang mang quay lại nhìn anh đang đứng ngây người ở sau lưng cô.

Anh không chết. Người chết trong vụ tai nạn ấy là cô.

Đầu Như ong lên dữ dội. Trong luồng xoáy ánh sáng, cô thấy mình buông tay anh, nhào ra kéo đứa bé vào vệ đường. Rồi mọi thứ trở nên trắng xóa. Anh ôm cô, lay cô, gọi cô. Áo anh ướt đẫm máu. Máu của cô.

Phải, cô đã nhớ ra. Cô, thật sự, đã - chết - rồi!

Như tiến lại gần Minh, muốn chạm vào gương mặt tiều tụy của anh. Có điều, những ngón tay cô lại nhẹ nhàng xuyên qua người anh. Cô ở đây, ngay trước mặt anh mà anh không hay biết. Cô gào, cô thét, cô gọi tên anh mà anh không thể nghe. Cô muốn ôm anh để an ủi mà không thể chạm tới. Cô muốn khóc mà không có nước mắt để tuôn rơi cho nhẹ nỗi lòng.

Như bước vòng ra sau lưng anh, nhẹ nhàng tiến tới áp sát người Minh, cẩn thận vòng tay qua người anh. Rất cẩn thận để không bị chạy xuyên qua người anh một lần nữa. Hãy để cô, một lần nữa, được ôm anh từ phía sau, dù cho là cái ôm không thể siết chặt, cái ôm không còn chút hơi ấm của một hồn ma.

Cả người Minh bỗng nhiên giật thột. Một luồng khí lạnh chạy khắp tứ chi anh. Anh bần thần rồi bất chợt vùng dậy, hét to:

-Như???????

Cô run bắn người, hấp tấp lùi lại phía sau. Minh đang kêu gào tên cô, đang ngó đông ngó tây, đang như điên loạn lục tìm cô giữa nghĩa trang hun hút gió.

-Như, là em phải không? Như!

Cô ở đây, ngay bên anh, chỉ có điều anh không thể thấy. Cô hiểu. Là cô không thể tiếp tục ở bên anh. Run run gửi tới anh một nụ hôn gió, cô nhắm chặt mắt, thì thầm:

-Tạm biệt! Hãy quên em đi và sống hạnh phúc nhé anh!


3. Đừng nói rồi bỏ đi như thế!

-Cậu có thôi đi không hả?

Khanh hét to và nhìn lên trần nhà, giữa những cánh quạt trần thình lình ló ra một khuôn mặt trắng bệch, nhợt nhạt, cười với cô bằng nụ cười mếu máo của đứa trẻ sắp bị đánh đòn.

-Xuống đây cho tôi! – Khanh chỉ vào cái ghế bên cạnh, quát một lần nữa, vẻ mặt kiểu ta – đây – sắp – không – chịu – đựng – được – nữa – rồi.

Dũng nhún chân nhẹ nhàng nhảy xuống, đáp người xuống bên cạnh Khanh:

-Cậu có giết tớ tớ cũng không làm đâu!

-Muốn hay không cũng phải thử! – Khanh kiên quyết lôi cái bật lửa và bộ quần áo giấy cô đã gần như thức trắng đêm để may theo mẫu mới nhất trên trang tạp chí hôm qua ra, mang tới cái hộp nhỏ ở góc nhà đốt. Tro vừa cháy hết thì bộ quần áo cũng hiện ra trước mắt Dũng. Khanh quay lại, vỗ hai tay vào nhau,cười đắc ý:

-Giờ thì thay mau!

Mặt Dũng dài ra:

-Cậu cứ giết tớ đi!

Khanh khoanh tay trước ngực, biểu cảm lộ ra trên gương mặt khắc rành rành ba chữ: KHÔNG – KHOAN – NHƯỢNG, và Dũng biết bản án đã được tuyên. Cậu thở dài não nề:

-Quay mặt đi!

-Để làm gì? – Khanh vờ hỏi, mắt chớp chớp, mỉm cười ranh mãnh.

-Này, dù có là một con ma thì tớ cũng cần không gian riêng để thay đồ nhá – Dũng ấm ức hét to – thôi được rồi, cậu không muốn quay đi thì để tớ tàng hình vậy!
Một lúc sau, Dũng hiện ra trong bộ đồ tươm tất tôn lên dáng người dong dỏng cao. Khanh, mắt sáng rực, tuyên bố:

-Thấy chưa? Tớ đã làm thì cậu có phúc ba đời mới được mặc đấy, phụng phịu cái gì!

Rồi cô bé cười hớn hở, đeo cái túi lên vai:

-Nào, bây giờ thì chúng ta bắt đầu buổi hẹn hò!

… Dũng biết, bây giờ cậu là một hồn ma. Khanh cũng biết cô đang hẹn hò với một con ma – kẻ mà mới ba ngày trước thôi vẫn còn là cậu bạn cùng lớp dễ thương của cô. Họ có cả thảy bốn mươi chín ngày cho cuộc tình gà bông éo le này. Hẹn hò, không nắm tay, không ôm, không hôn, chỉ đơn giản là níu giữ từng khoảnh khắc, cố ghi dấu lại từng kỉ niệm, trước khi cậu phải ra đi, mãi mãi!

Cả hai sẽ không bao giờ quên buổi tối hôm đó – buổi tối của ba ngày trước, Khanh mở cửa bước vào phòng và suýt hét lên vì giật mình khi thấy có ai đó đang ngồi trên giường. Theo phản xạ, Khanh đưa tay chạm vào công tắc đèn.

-Đừng bật đèn! – Giọng nói rất khẽ, mơ hồ vang lên.

-…Dũng? – Khanh ngờ ngợ lên tiếng, cô thật không thể tin được cậu lại có thể ở đây – trong – phòng – của – cô – vào lúc gần mười hai giờ đêm như thế này, và tại sao lại là trong phòng cô? Cậu đã lên đây bằng cách nào?

-Cửa chính không thể đi vào mà mình không biết, cửa sổ không có dấu hiệu bị phá, vậy cậu ấy đã vào phòng mình bằng cách nào? – Sau một tiếng cười nhẹ, Dũng tiếp lời – Có phải cậu đang nghĩ thế không hả, cô nàng mê Sherlock Homes?

-Ừ, ờ… - Khanh vẫn chưa biết phải làm gì tình huống lạ lùng này – Hôm nay cậu lạ lắm đấy Dũng.

-Khoan nói về việc tớ lạ như thế nào nhé, bây giờ, cậu yên lặng nghe tớ nói được không? – giọng Dũng càng lúc càng trở nên mơ hồ - Khanh này, tớ thích cậu, nhiều lắm ấy, từ tận năm mới vào lớp mười một cơ…

Khanh dựa hẳn người vào tường, cô gần như nín thở vì những gì Dũng nói. Im lặng. Và im lặng kéo dài.

-Nói gì đi chứ? – Giọng Dũng van lơn.

-Ừ, tớ… cũng vậy!

-Vậy… thì tốt! – Lại một tiếng cười mơ hồ nữa vang lên – Thế thì, tớ đi đây!

-Khoan… đã!

Khanh cuống quýt bật dậy, vô tình chống tay vào công tắc đèn. Ánh sáng bừng lên soi khắp căn phòng. Và cô phải đưa tay lên bịt miệng mình để ngăn cổ họng phát ra tiếng hét. Bố mẹ cô đang ở dưới nhà.

-Chúa ơi! Cậu bị sao vậy Dũng?

Chiếc áo phông của Dũng giờ đã ướt đẫm máu, máu loang lổ trên gương mặt điển trai và chảy dài dọc theo cánh tay. Toàn máu là máu.

-Tớ giúp cậu cầm máu nhé? – Cuối cùng thì trí não của Khanh cũng hoạt động lại sau những cú shock liên tiếp của tối nay, cô nhào đi lấy hộp y tế rồi chạy đến bên Dũng. Cô cúi người cầm tay cậu.

Nhưng…

…Tay cô chỉ chạm vào khoảng không. Một khoảng không lạnh buốt.

-Dũng? – Khanh ngơ ngác ngẩng lên, nhìn Dũng bằng ánh mắt đầy kinh ngạc.

Đáp lại cô là một nụ cười buồn:

-Tớ đã bảo cậu đừng bật đèn rồi còn gì?

Phải, Dũng đang đứng trước mặt cô đây chỉ là một hồn ma, chính xác là cậu đã trở thành ma chỉ mới ít phút trước, khi cậu cố gắng cứu một em bé đang băng qua đường. Dũng đã nhiều lần tự hỏi chết thì sẽ như thế nào, bây giờ thì cậu đã biết. Nó thậm chí nhanh tới mức cậu còn chả kịp thấy đau. Chỉ đơn giản là bỗng thấy cơ thể nhẹ bỗng, rồi lơ lửng bay lên, rồi thấy cái thân xác phàm tục của mình đang nằm đó. Và nhận ra là mình đã chết. Nhưng không đơn giản thế. Vì cậu còn có rất nhiều chuyện phải làm, rất nhiều điều phải nói. Cậu đã cứ vậy mà bay tới đây.

-Tớ phải đi đây, sống tốt nhé Khanh, và cảm ơn vì cậu đã cho tớ câu trả lời tớ muốn nghe nhất.

Khanh vẫn đứng như trời trồng, hộp y tế tuột khỏi tay tự lúc nào, còn gương mặt thì đầm đìa nước mắt. Rồi cô bất chợt vùng dậy:

-Đừng có nói thích tớ rồi bỏ đi như thế! Đồ ngốc!

-Tớ… đã là một con ma rồi đấy, tớ có thể làm gì bây giờ?

-Tớ không biết! – Khanh lắc đầu loạn xạ, giọng bắt đầu lạc đi – tớ không biết, nhưng cậu đừng đi, đừng đi như thế…

Những chữ cuối cùng nghẹn lại nơi vòm họng, cô muốn giữ cậu lại nhưng không chạm được vào cậu, nếu cậu đi, cô không có cách gì níu giữ. Cô sẽ phải nhìn cậu ra đi ngay trước mắt mình với đôi tay vô dụng này sao?

Dũng thở dài:

-Khanh này, tớ chỉ có bốn chín ngày nữa để ở lại trần gian thôi, cậu đừng có trẻ con như thế được không?

-Vậy thì – Khanh ngẩng đầu, quả quyết – Trong bốn chín ngày đó, hãy hẹn hò với tớ đi!

4. Bản tin

“Theo thông báo nhận được, vào tối hôm qua, vào hồi… ngày… tháng… năm…, một vụ tai nạn mô tô thảm khốc do đua xe đã xảy ra tại đoạn đường… khiến cho một tay đua và hai người đi đường tử vong. Nạn nhân gồm có:

Nguyễn Hữu Nhân – tay đua xe

Lê Ngọc Như – giáo viên trường cấp hai A

Đỗ Minh Dũng – học sinh lớp 12 trường B…”

… Này bạn, đã bao nhiêu lần bạn nghe thấy những bản tin như thế này? Nhan nhản! Cái cuộc đời này mỗi ngày đâu có thiếu những cuộc sinh ly tử biệt? Nhưng bạn có biết đằng sau mỗi bản tin khô khan đó có ẩn chứa bao câu chuyện của những số phận con người hay không? Có lẽ là nhiều hơn ta tưởng. Tuy nhiên, câu chuyện thì cũng chỉ là câu chuyện, chỉ là, những dang dở ấy khiến lòng ta thấy đau nhói, phải không?


II. Những bản giao ước


1. Nụ hôn đêm Giáng sinh

Anh chầm chậm thả bước trên đường. Phố ngập ánh đèn. Sao lấp lánh cháy giữa vòm nhung huyền ảo. Gió len lén lùa tung vạt khăn quàng.

Họ. Trên phố. Tay trong tay.

Anh. Trên phố. Một mình.

Đêm Noel. Và không có Thủy.

Anh thở dài. Gió lùa cay cay đôi mắt. Hai tuần trước, Thủy chào anh, xách vali lên máy bay sang Canada công tác. Cô nói hôm nay cô sẽ trở về.

Anh đứng lại trước nhà thờ. Có lẽ anh đợi chờ một phép màu của Jesu cho đêm nay. Một món quà Giáng Sinh không tưởng.

Rồi, bất chợt, đập mạnh vào tiềm thức của anh, anh nhìn thấy cô ấy.

Cao hơn mét bảy, quyến rũ trong chiếc đầm đỏ rực ôm sát người và đôi bốt ngang gối, mái tóc dài buông xõa, gương mặt đẹp như một ảo ảnh, người con gái đẹp như bước ra từ giấc mộng ấy đang chạy thẳng về phía anh.

Không. Là đang lao tới.

Không hiểu sao lúc ấy người anh cứng đờ lại, để mặc cho cô dùng cả hai tay mà túm lấy anh, dùng cả hai tay mà ghì lấy má anh xoay tới xoay lui ngắm nghía khuôn mặt anh.

Tay cô đang run. Run dữ dội.

Trong khoảnh khắc, cô thở ra rất nhẹ nhàng; rồi, yểu điệu, cô nhón chân, đặt lên môi anh một nụ hôn mãnh liệt.

Người anh đông cứng lại. Hãy nghĩ coi, bạn đang đứng trên đường thì bỗng nhiên một cô nàng xinh đẹp xa lạ lao bổ tới bên bạn, săm soi như thể bạn là một con khủng long còn sót lại, và cuối cùng là tặng cho bạn một nụ hôn mùi mẫn hơn cả phim Hàn. Không biết bạn sẽ thế nào chứ não anh thì vẫn chưa thể phân tích kịp chuỗi kịch tính liên tiếp vừa xảy đến.

Khi anh hoàn hồn đẩy cô ra thì cả con đường hàng trăm người đã vây quanh hai người với con mắt tò mò. Trái với vẻ mặt rất mất bình tĩnh của anh, cô ngước lên, nhìn thẳng vào mắt anh, bình thản nhấn mạnh từng chữ, từng chữ:

-Em yêu anh. Em chấp nhận lời cầu hôn của anh.

Đầu anh xoay mòng mòng. Tới giờ, anh biết chắc hai điều.

Thứ nhất, anh chưa hề gặp cô trước đây.

Thứ hai, anh chỉ cầu hôn duy nhất một người. Đó là Thủy.

**************

Hai người ngồi trong một quán cà phê nhỏ khá ấm áp. Sau tất cả những gì vừa xảy ra, anh theo cô tới đây để nghe một lời giải thích; và cũng bởi vì cô đã nhắc tới tên Thủy.

Anh còn nhớ, hai tuần trước, Thủy lên máy bay đi công tác. Cô nói hôm nay cô sẽ trở về.

Sáng hôm sau, anh nghe tin chuyến bay của cô gặp nạn. Có ba người sống sót. Nhưng không có tên cô.

-Tôi là một trong ba người sống sót, tôi tên Trang – Cô gái xinh đẹp quay sang nở một nụ cười buồn – tôi ngồi cạnh Thủy trên chuyến bay ấy.

-Chuyện đó thì liên quan gì…

Ý anh là liên quan gì tới hành động kì lạ của Trang tối nay, nhưng cô ngắt lời anh:

-Anh có thể chỉ im lặng lắng nghe không? Tôi và bạn gái anh đã có một cuộc nói chuyện nho nhỏ trước khi vụ tai nạn xảy ra ít phút. Lúc ấy, máy bay bắt đầu lắc dữ dội, ai cũng hiểu tình hình sẽ càng lúc càng tệ hơn. Mọi người la hét, cầu nguyện, trấn an nhau, nhưng bạn gái anh thì khác.

Cô ấy hỏi tôi: “Cô có điều gì nhất định phải làm mà chưa kịp không?”

Tôi gật đầu. Ánh mắt lấp lánh, cô ấy bảo tôi, giọng chắc nịch: “Vậy hãy hứa với nhau đi, nếu ai trong hai ta còn sống thì hãy giúp người còn lại hoàn thành tâm nguyện được không?”

Hơi bất ngờ, nhưng tôi vẫn gật đầu. Con người thật là kì lạ phải không? Dù biết cái phần trăm sống sót của mình gần bằng không thì vẫn cứ không ngừng và không ngừng hi vọng. – Trang dừng lại, trao cho anh một cái nhìn lạ lùng, rồi tiếp, giọng run run – Cô ấy, ngay lập tức, nhoài người sang hôn tôi, nóng bỏng không kém gì nụ hôn tôi vừa trao anh đâu. Tôi suýt bị lên cơn đau tim. Máy bay sắp rơi, còn tôi thì đang bị một cô gái kì lạ khóa chặt môi. Đẩy Thủy ra, tôi muốn tát cho cô ấy một cái, nhưng kịp nhận ra tay cô ấy đang cầm một tấm ảnh. Tấm ảnh cô vừa rút vội từ trong ví ra. Ấn tấm ảnh vào tay tôi, Thủy thở dốc: “Là anh ấy. Nếu còn sống, cô hãy tìm anh ấy giúp tôi, chuyển nụ hôn này tới anh ấy, và nói với anh ấy rằng tôi yêu anh ấy, tôi… chấp nhận lời anh cầu hôn”

Anh có tin vào số phận không? – Mắt Trang rực lên những tia lửa – Tôi đã không tin cho tới khi tôi, một cách lạ lùng, là một trong ba người sống sót. Người ta nói trong suốt một tuần hôn mê, tay tôi luôn nắm chặt tấm ảnh của anh mà Trang trao. Thật không tin nổi, tôi có thể tìm thấy anh nhanh đến thế, vào ngay chính đêm Giáng Sinh như thế này, ơn Chúa…

-Không, là cô ấy! – Cuối cùng, anh cũng có thể mở miệng nói, nước mắt đã chực trào qua hai khóe mi – Cô ấy đã dẫn đường cho cô, phải vậy không?


2. Con đồng ý!

Chỉnh lại chiếc áo vest đen cho ngay ngắn, Thành mỉm cười, quay sang cô dâu của mình:

-Chúng ta sắp tổ chức đám cưới rồi, anh sẽ bế em lên lễ đường nhé?

Nhà thờ ngập trong màu lan trắng tinh khiết,Thành ôm vợ mình trên tay, bước đi giữa những chùm bóng bay và hoa tươi, tới trước lễ đường, nụ cười hạnh phúc nở trên môi.

Khách khứa tham dự lễ cưới chỉ có bố mẹ hai bên, em trai Thành và Trang. Thành thì thầm với cô dâu trên tay mình:

-Không đông vui như mình dự định em nhỉ? Nhưng họ đều là những người quan trọng nhất của hai ta, em có vui không?

Cha sứ đứng chờ Thành bước tới, khóe mắt vội rơi một giọt lệ. Dù biết trước sẽ phải thấy cảnh này nhưng hình ảnh chú rể mỉm cười ôm di ảnh của cô dâu tiến vào lễ đường vẫn khiến ông thấy quá đau lòng. Tội nghiệp hai con người trẻ tuổi!

-Thành, con có đồng ý lấy Thủy làm vợ, suốt đời yêu thương và chăm sóc cô ấy cho dù có việc gì xảy ra?

-Con đồng ý! – Thành tự tin trả lời, mắt nhìn thẳng vào mắt cha sứ, cái nhìn khiến ông thấy đau lòng đến nỗi không thể chịu đựng, vội quay sang “cô dâu”, ông run run cất tiếng:

-Thủy, con có đồng ý…

Giọng của cha sứ dường như bị nghẹn lại. Dưới kia, mọi người đều không kìm được nước mắt. Chỉ có Thành lại là người bình tĩnh nhất. Anh vẫn giữ nụ cười trên môi, quay sang nhìn chăm chú vào bức ảnh của Thủy với đôi mắt chờ đợi. Anh chờ cô trả lời.

Người Thủy run lên. Cô không ngờ anh làm vậy vì cô. Kết hôn với một người đã chết ư? Tuyên thệ với một tấm ảnh ư? Anh làm vậy chỉ vì cô đã đồng ý lấy anh sao? Nếu sớm biết có ngày này thì cô đã không trì hoãn dù chỉ là một giây nào cả. Nếu sớm biết thế thì ngay khi anh cầu hôn cô đã nói cô đồng ý. Họ sẽ lấy nhau, sẽ hạnh phúc, ít nhất là một khoảng thời gian, dù ngắn ngủi, trước khi cô chết. Liệu như vậy thì anh có bớt đau hơn bây giờ không?

Bây giờ, cô đứng đây, ngay bên anh, nhưng anh không nhìn thấy.

Cô gọi anh, anh cũng không thể nghe.

Cô, đến nắm tay anh còn không được, nói gì đến cùng anh trao nhẫn cưới?

Nhưng cô vẫn hạnh phúc, vì anh đã tuyên thệ tình yêu của mình với cô trước Chúa.

Dù cô đau lòng, vì biết rằng cô đã làm tổn thương anh.

Người run lên từng đợt, cô thì thầm khó nhọc:

-Con đồng ý!

Không ai có thể nghe thấy lời nói của một con ma nếu con ma đó không hiện hình. Anh cũng không ngoại lệ, cô biết. Nhưng, ngay lúc ấy, Thành đột nhiên quay lại, nhìn thẳng vào cha sứ với nụ cười mãn nguyện:

-Cô ấy đồng ý rồi, thưa cha!


III. Chia ly và tái ngộ


1. Chúc em ngủ ngon.

Phòng cấp cứu.

Mùi máu tanh, mùi cồn, mùi kháng sinh hòa vào nhau.

Cô y tá trẻ luống cuống, trán mỗi lúc một ướt đẫm mồ hôi.

Vị bác sĩ trẻ nhíu mày, anh đã cố hết sức có thể, nhưng ca này…

Người phụ nữ gào đã muốn đứt hơi. Bây giờ, cô chỉ có thể thở từng cơn đứt quãng, nhưng vẫn đang gồng mình lên rặn.

-Gắng lên – cô y tá vuốt tóc người sản phụ - em bé sắp ra rồi, ráng lên chị!

Người phụ nữ thở dốc sau một đợt gắng sức chưa có kết quả, níu tay cô y tá, thều thào:

-Anh ấy, cho tôi gặp anh ấy!
-Việc này…

Cô y tá đưa cái nhìn khẩn cầu về phía vị bác sĩ. Anh nhíu mày suy nghĩ, rồi gật đầu. Ánh mắt anh càng lúc càng băn khoăn. Cô y tá ngước lên dò hỏi:

-Có lẽ ta phải mổ thôi, cô ấy quá yếu, không thể tiếp tục được đâu, e là cả hai mẹ con sẽ…
-Tôi biết – vị bác sĩ trầm ngâm – nhưng cô ta thuộc nhóm máu AB-Rh, trong kho bây giờ lại không có nhóm này, nếu mổ thì người mẹ này chắc chắn sẽ chết do mất máu.
Người phụ nữ thở ngày càng yếu, cô nắm chặt tay chồng, cái nhìn xoáy vào bác sĩ, giọng van lơn:

-Đứa bé, làm… ơn… cứu nó!

**************
Tiếng trẻ con khóc vang lên khắp căn phòng, cô y tá thở ra nhẹ nhõm, quay lại thông báo:

-Một bé trai bụ bẫm anh ạ!

Nhưng người chồng dường như không nghe thấy lời cô. Anh đã ngồi đây, bên vợ mình, trong suốt cả cuộc phẫu thuật. Chưa một giây nào, bàn tay nhỏ nhắn của chị không nắm chặt lấy tay anh. Nhưng giờ, những ngón tay chị đang lỏng dần. Chị đã nắm tay anh hai mươi tám năm trời. Từ khi hai người còn nhỏ xíu. Từ khi hai người vẫn mới chỉ là đôi bạn thân nhà cạnh nhau. Tới tận bây giờ, khi kết hôn và chung sống với nhau đã ba năm nay. Chị luôn nắm chặt tay anh, cùng anh bước qua mọi nỗi đau, mọi khó khăn. Cho tới bây giờ…

Chị đã buông tay anh.

Cô y tá quay người giấu dòng nước mắt. Vị bác sĩ tựa lưng vào tường đầy bất lực. Họ không thể cứu chị.

Cả thế giới của anh dường như bị mất hết âm thanh cùng sắc màu. Không có tiếng đứa trẻ khóc. Cũng không có sự hiện diện của hai người thầy thuốc. Chỉ có chị - nhợt nhạt và tiều tụy – đang nằm bất động trên bàn mổ.

Anh dịu dàng vuốt lại mái tóc rối bù của chị, đặt đôi tay chị ngay ngắn lại bên người, rồi anh chầm chậm cúi xuống, đặt nhẹ một nụ hôn lên đôi môi nhợt nhạt:

-Em đã làm rất tốt. Chúc ngủ ngon!


2. Con đã từng gặp cô ấy.

Phong chưa từng biết mặt mẹ của mình, vì mẹ cậu qua đời từ khi cậu còn rất nhỏ. Bố cậu không hề treo bất cứ một tấm hình nào của mẹ ở trong nhà, có lẽ bố cất mẹ ở đâu đó, cho riêng bố, một đâu đó mà cậu không bao giờ có thể tìm được, dù cố gắng tới đâu. Không phải Phong chưa từng hỏi bố, nhưng đáp lại cậu chỉ là sự im lặng buồn bã. Cậu cũng đã từng thử lục tung những nơi có thể để tìm một thứ gì đó của mẹ, hình như là hồi cậu sáu tuổi thì phải? Những nơi có thể lục lọi mà một đứa bé sáu tuổi có thể nghĩ ra thì có bao nhiêu cơ chứ? Nên tất cả những gì cậu tìm thấy chỉ là một cái khăn quàng. Nhưng nó thuộc - về - mẹ. Tối hôm ấy, Phong ôm chiếc khăn quàng đi ngủ, mùi hương thoang thoảng bay vào trong giấc mơ. Cậu đã mơ thấy được mẹ ôm trong vòng tay.

Cuối năm Phong học lớp một, kinh tế ngày càng khó khăn. Một hôm, bố gọi cậu lại, ôm cậu vào lòng và hỏi:

-Nếu từ ngày mai bố tăng ca về muộn, con có thể ở nhà một mình lâu hơn một chút được không?

-Được ạ! – Phong ngây thơ gật đầu – Con sẽ trông nhà cẩn thận, không mở cửa cho người lạ, không nghịch phá gì cả ạ!

-Ừ, ngoan lắm! – Bố mỉm cười, xoa xoa mớ tóc đen lòa xòa của cậu.

Nhưng có vẻ bố không thật yên tâm cho dù cậu đã hứa sẽ cẩn thận. Bằng chứng là, tối hôm sau, một cô trông rất hiền tới, giới thiệu:

-Cô sẽ ở đây để trông cháu khi bố vắng nhà Phong ạ!

Cô ấy cười, ấm áp.

Phong chơi cùng cô rất vui. Cô dạy cậu làm hết những bài tập về nhà. Cô nấu cho cậu những món ngon mà cậu chưa từng nếm trước đây. Cô thậm chí còn hát ru cậu ngủ. Khoảng thời gian chờ đợi bố bây giờ trở thành những giây phút vui vẻ nhất của Phong trong ngày. Cậu cảm giác như bao đứa trẻ khác, được quấn quýt bên mẹ của mình, được làm nũng, được chăm sóc, được yêu thương.
Cậu cảm ơn bố vì món quà này.

Bố từ đó phải đi làm tăng ca ngày càng nhiều, hình như bố rất yên tâm khi giao cậu cho cô bảo mẫu, bằng chứng là bố về nhà mà không hề hỏi han gì cô đã trông cậu ra sao, cô làm việc có tốt không,.. Phong cũng không kể với bố gì cả. Cậu là một đứa trẻ rất ngoan, cậu không muốn làm phiền người bố đã quá vất vả mệt mỏi của mình bằng những câu chuyện trẻ con. Cô tới chơi với cậu mỗi ngày, cho tới tận khi cậu học lớp năm, chỉ có điều, chưa bao giờ cô ôm cậu vào lòng hết, dù cậu rất muốn được như vậy. Cậu chỉ muốn thử cái cảm giác được nằm trong lòng mẹ. Một lần. Dù chỉ một lần.

Phong bảo với cô: “Bố cháu không muốn chia sẻ mẹ với cháu”

Cô cười hiền: “Là bố không muốn làm cháu buồn”

Phong ngây thơ nhõng nhẽo: “Cô làm mẹ hai của cháu được không?”

Cô lại cười: “Bố cháu không đồng ý đâu”.

********************

… Phong mỉm cười, không hiểu sao cậu lại nghĩ tới cô vào lúc này nhỉ? Hôm nay là sinh nhật mười lăm tuổi của cậu, và đây là lần đầu tiên bố đưa cậu tới thăm mộ mẹ. Cuối cùng thì cậu cũng sẽ biết mặt mẹ ruột của mình sau mười lăm năm tồn tại trên cõi đời này. Có lẽ cậu thấy cô rất giống mẹ cậu, trong tâm trí cậu, cô chính là người mẹ tuổi ấu thơ.

-Đây là mẹ con đấy Phong – Bố giọng run run, chỉ cho cậu một tấm bia nhỏ. Phong hướng đôi mắt nhìn theo tay bố rồi chợt cứng người lại. Ánh mắt hiền hậu. Nụ cười ấm áp. Là cô. Chính là người mẹ trong tuổi thơ của cậu. Không thể nhầm lẫn!

-Bố xin lỗi vì bây giờ mới cho con gặp mẹ mình, có lẽ vì bố vẫn chưa sẵn sàng…

-Không – Phong cười thật tươi – Con đã gặp cô ấy trước đây, nhưng không biết đấy là mẹ thôi ạ!

Bỏ mặc bố chết trân với cái nhìn kinh ngạc đứng bên cạnh, quay sang ngôi mộ, cậu cúi đầu lễ phép:

-Đã lâu không gặp mẹ, con chào mẹ!

3. Chỉ là đôi lúc…

Bạn thích xem phim ma chứ?

Bạn có sợ ma không?

Oan hồn, báo thù, chết chóc, kinh hoàng ,… đó đều không phải là những gì tồn tại trong thế giới song song này của tôi. Tôi chỉ muốn đi vào những góc khuất còn sót lại trong mỗi câu chuyện rất đời thường, những tình cảm tưởng bình dị mà mãnh liệt, để trái tim mình có thể mở rộng hơn một chút, một chút,… Hồn ma đâu có gì đáng sợ? Đáng sợ có chăng là số mệnh đã khiến họ phải trở thành hồn ma, bỏ lại những người còn sống đau đớn trong cuộc sinh ly tử biệt.

Mỗi lần chứng kiến một cuộc đi không có ngày về, chứng kiến người ở lại khóc than tiễn kẻ ra đi, tôi lại chợt nghĩ: “Ai sẽ đau hơn? Kẻ còn sống? Hay người đã khuất?” Sẽ chẳng ai biết cả, vì nỗi đau không bao giờ có thể là một thứ đem ra mà đong đếm hay so sánh được. Có lẽ chính vì thế, con người chúng ta sống trên đời này phải cần có một trái tim để biết yêu thương, chia sẻ và đồng cảm, đúng không?
ST

Thứ Hai, 23 tháng 6, 2014

XA NHAU ĐỂ MAI TA YÊU NHAU

0

Truyện ngắn: Xa nhau để mai ta yêu nhau


Đêm giao thừa, điện thoại tôi đổ chuông nhưng không phải tin nhắn đến cũng không phải ai gọi đến mà chỉ là lời nhắc nhở mà tôi đã cài vào điện thoại từ lâu lắm rồi. “Em chỉ đồng ý làm bạn với anh ba năm thôi đấy! Nếu sau ba năm anh không về Việt Nam thì em nhất định sẽ sang tận Pháp để tìm anh. Em luôn đợi anh tại nơi tình yêu của chúng ta bắt đầu.” – Đó là lời tạm biệt của tôi dành cho anh.

Tôi luôn nhớ, không thể nào quên.

*
Tôi chẳng thích ai gọi tôi là “con nít” cả. Nhưng từ khi tôi gặp anh, anh luôn gọi tôi như thế. Bỗng chốc tôi nhận ra “con nít” cũng hay hay, mặc cho tôi đã 17 tuổi.

- Con nít, đi chơi với anh nếu có mệt thì phải nói để anh cõng nhé!

- Con nít, nếu muốn làm người lớn thì không được nhõng nhẽo.

- Con nít…

- Con nít…

- Con nít…em có yêu anh không?

Mặt tôi bỗng đỏ ửng lên rồi nhẹ nhàng gật đầu đồng ý.

Những ngày hè rãnh rỗi, tôi và anh lang thang bên nhau suốt những con phố dài đầy nắng. Tôi cũng không biết là tôi thích đi bộ hay là vì thích đi cạnh anh để vờ mỏi chân, để được anh cõng. Tôi cũng không biết là tôi có thật sự là con nít hay không nhưng chỉ khi nào được ở bên cạnh anh tôi mới thích vờ giận vu vơ mà thôi. Mùa hè, những cơn mưa cũng lắm tinh nghịch. Ngày nào mưa cũng đến để cho tôi lạnh và được anh ôm vào người. Cứ như thế, những ngày hè trên mấy con phố cứ dài ra như bất tận cùng với những nụ cười giòn tan của tôi và anh, một mùa hè lướt êm trên cảm xúc những ngòn ngọt của hai người đang yêu để rồi có một kì nghỉ kết thúc để có một người ra đi và để có một người ở lại. Chẳng biết Promise me ở đâu lại vang lên ngay lúc, chiếc xe dần mất hút đưa anh về lại Sài Gòn.
Just promise me, you’ll wait for me. Cause I’ll be saving all my love for you. And I will be home soon …I will be home soon…I will be home soon …

Tạm biệt mùa hè, tạm biệt anh!

Thành phố bên sông Tiền vẫn vẹn nguyên những kỉ niệm của hai đứa chúng tôi.

Xa-nhau-de-mai-ta-yeu-nhau

Một ngày cực kì nhàm chán, tôi tìm lại những con phố đã từng đi qua. Phố ngày xưa ấy, vẫn dài bất tận với những hàng hoàng hạ vàng lung linh trong nắng. Tôi dừng lại và ngồi xuống ghế đá trông ra bờ sông. Những ảo ảnh ngọt ngào ngày trước cũng như dừng lại và ngồi cạnh tôi một cách lặng lẽ. Con sông Tiền với những cơn gió khô khốc ngày nào làm mái tóc tôi rối. Rối tung, nhưng chẳng còn đôi bàn tay ấm áp vuốt lấy như khi xưa. Bởi vì tôi và anh đã chia tay. Anh bảo tôi đừng nghĩ về anh nữa, đừng nghĩ về những ngày đã từng bên nhau và cũng đừng hi vọng vào ngày mai như ngày nào đã từng hi vọng. Anh nói không thể ở bên cạnh chăm sóc, bảo vệ và sẻ chia cùng tôi nên không phải là người bạn trai hoàn hảo mà tôi từng ao ước. Anh nhường lại vị trí ấy cho một người con trai khác xứng đáng hơn anh. Anh chấp nhận quay về vị trí của một người bạn…rồi như thế anh sang Pháp. Không một lời hứa sẽ trở về.Anh rời xa Việt Nam, xa con sông Tiền đầy gió, xa những lời yêu thương đã từng nói với tôi. Anh có cách suy nghĩ của một chàng trai hiện đại nên quyết định sang Pháp và thực hiện hoài bão ước mơ. Anh là người thông minh đầy bản lĩnh và tài năng nhưng tất cả những điều đó vẫn không thể giúp anh nhận ra người bạn trai hoàn hảo mà tôi từng ao ước là ai. Anh ngốc quá!

Rẽ vào coffee MiMoSa, nó vẫn ấm áp như cái lần đầu tiên tôi và anh đến đấy, chỉ có lòng tôi chẳng còn cảm thấy ấm áp như khi xưa. Tôi gọi một tách cà phê phin không đường như hôm nào. Bất giác, tôi nhớ đến câu nói của anh: “Con nít không được uống cà phê”. Bỗng tôi nhẹ nở một nụ cười vì tôi có phải là con nít nữa đâu. Ngồi hàng giờ trong quán, tôi chẳng làm gì ngoài việc kéo hết những kí ức xưa trở về.

Cây đàn piano này, anh đã cầm tay tôi và chỉ cho tôi đàn...

Tại cái bàn này, anh đã ngồi chờ tôi khi tôi dỗi mà không đến.

Chỗ này,...

Ở góc kia, ...

Đằng kia,...

Đằng kia nữa,...

Và cả đằng kia nữa,...

Tôi nhớ lại từng điều giản đơn nhất, từng nụ cười, từng ánh mắt… nhớ thêm lần nữa để gọi nó là lần nhớ cuối cùng trước khi buộc lòng mãi mãi phải quên nó đi. Vị đắng của cà phê bỗng thấm sâu đến nhói lòng. Tôi tựa đầu vào ô cửa kính trong veo và đánh rơi những giọt nước mắt.

Promise me lại vang lên: “When I go away I miss you, and I will be thinking of you, every night and day…”. Bài hát ấy đã đỗi thân quen với tôi. Rồi trời kéo mây. Mưa! Từng hạt mưa bất chợt táp vào ô cửa kính nơi tôi đang ngồi. Từng hạt mưa, rơi…rơi…và rơi! Chưa bao giờ tôi có cảm giác trống rỗng và chơi vơi đến như thế.

Những mùa hè cứ nối tiếp nhau đến đến và đi đi.

Đã bao nhiêu ngày tháng đi qua rồi nhỉ? Tôi cũng không biết nữa. Từ ngày chia tay nhau, tôi đã thôi đếm ngày tính đêm. Với tôi, ngày nào cũng tẻ nhạt như ngày nào thôi.

Băng qua một khoảng thời gian dài, tôi cũng rời xa con sông Tiền để đến với Sài Gòn ồn ào, tấp nập. Giờ đây, tôi đã thành cô sinh viên của một trường đại học. Tôi cũng chẳng còn nhớ trong quá khứ đã từng nghĩ về anh như thế nào. Vì phần lớn thời gian, tôi lao vào học và học miệt mài nhằm tìm kiếm một cái học bổng nào đó thậm chí là bán phần cũng được, nhưng phải là ở Pháp. Tôi phải dậy từ rất sớm để luyện cách phát âm. Ngày này sang ngày nọ, ngày nọ nối tiếp ngày kia, không một ngày nào tôi cho phép bản thân được nghỉ ngơi. Cứ như thế ba năm trôi qua là ba năm thật khó khăn và lắm gian nan đối với tôi. Lắm lúc, chen chân trong mớ thách thức, áp lực của cuộc sống những nụ cười của anh ngày nào bỗng hiện lên và vây lấy tôi. Lúc ấy, khóe mi tôi bỗng cay cay.

Hôm nay tôi lại về đây, về lại thành phố nhỏ nơi bắt đầu tình yêu giản đơn của tôi để giã từ một năm dài vất vả. Đồng hồ chỉ mới điểm 21 giờ và còn đến hơn 3 tiếng đồng hồ nữa thì pháo hoa mới vụt tung trên bầu trời để chào đón sinh nhật tôi. Mẹ tôi thường bảo rằng, tôi may mắn lắm mới được mọi người đón mừng sinh nhật bằng pháo hoa như thế. May mắn ư? Không hẳn thế! Vì đã hơn 20 năm nay có khi nào mà sinh nhật tôi có bạn bè đến dự đâu. Có lẽ tại vì tôi sinh ra vào cái ngày mà mọi người quây quần bên gia đình nên chẳng ai thèm đến chúc mừng tôi. Ngày xưa ấy thì có anh nhưng bây giờ anh đâu?

Tôi cố chen vào dòng người đông đúc trên phố để hòa vào không khí rộn rã và náo nhiệt của ngày tết. Những tiếng nói rôm rả, những nụ cười giòn tan và cả những tiếng còi xe inh ỏi. Tất cả tạo nên một thứ âm thanh hỗn tạp làm ồn ào sôi nổi cả một thành phố vào đêm giao thừa. Ngồi một mình trong vườn hoa thành phố, những kỉ niệm ấm áp ngày nào cứ hiện ra chực chờ trước mắt tôi. Bao nhiêu người đi qua sao tôi không nhớ mà tôi mãi nhớ về anh. Ngay cả khi trong những cơn đau khi tôi phải nhập viện vì cơn đau dạ dày, tôi vẫn biết tôi đã gọi tên ai trong nước mắt. Tôi đứng tựa vào một gốc cây hoàng hạ rồi ngước nhìn mọi thứ xung quanh. Có những đôi đang yêu đứng cạnh tôi. Họ ngồi cạnh nhau, tựa đầu vào nhau cùng chờ xem pháo hoa. Tôi ước chi lúc ấy có anh bên cạnh. Tôi muốn được tựa đầu tôi vào bờ vai rắn chắc của anh, muốn được bàn tay ấm áp ấy ôm vào người. Cảm giác hạnh phúc ấy là như thế nào? Đã bao năm tôi đã đứng đấy đợi anh, có bao giờ anh xuất hiện, có bao giờ tôi hiểu được cái cảm giác ấy ra sao. Đợi, đợi mãi, mặc cho đã chừng ấy thời gian trôi qua tôi đã không còn biết anh đang ở nơi nào bên phương Tây xa lạ kia.

Paris
0 giờ - 0 phút - 0 giây.


Pháo hoa lại vụt sáng trên bầu trời. Xung quanh tôi những tiếng reo hò, tiếng chúc nhau năm mới đầy hạnh phúc.

Chợt điện thoại tôi rung lên, không phải tin nhắn cũng không phải là ai gọi đến mà chỉ là lời nhắc nhở mà tôi đã cài vào điện thoại lâu lắm rồi. Mấy ngày tết qua đi, tôi quay trở về Sài Gòn tiếp tục học tập và đợi chờ một niềm hi vọng nào đó. Mọi người trên đời này thường bảo: "Sẽ không có việc gì trở thành hiện thực nếu như ta chỉ biết hi vọng và đợi chờ”. Nhưng với tôi không có hi vọng và đợi chờ thì làm gì có phép màu cổ tích.

Xuân qua đi, hè đến, thu về và đông sang, bốn mùa với cùng một cảm xúc của tôi cứ nối tiếp nhau kéo dài như bất tận.

Một ngày, Sài Gòn vào thu với bầu trời xanh trong vắt, nắng giòn tan. Một sáng chủ nhật yên bình, tôi kéo chiếc vali bước nhanh ra sân bay và cầm trên tay là chiếc vé máy bay sang Pháp. Những người tiễn tôi ở sân bay ai cũng biết tôi sang Pháp vừa tham gia khóa học ngắn ngày và vừa tìm kiếm một người. Chắc chắn là như thế nên ai cũng tặng tôi một nụ cười đầy may mắn. Bước nhanh về phía thang máy đang chầm chậm đi lên, những bậc cầu thang đi lên như cuốn tôi dần xa Việt Nam nhưng gần hơn với Pháp. Mùa thu Việt Nam. Mùa thu Pháp. Nhưng vẫn ấm áp cả thôi.

Trên những con phố của xứ lạ vẫn có chút gió lành lạnh nhưng không giống như cái lạnh của gió sông Tiền vẫn thổi bên tôi ngày trước. Hai ngày trước khi khóa học kết thúc, giữa một Paris cổ kính có một câu nói tiếng Việt vang lên nhưng chỉ có riêng hai người hiểu.

Con nít…anh yêu em!”.

*
Xa nhau, đôi khi chỉ là tạm dừng chứ chưa hẳn là kết thúc.

Xa nhau, để học cách yêu thương và học cách tìm về với nhau.

Xa nhau, để mai ta yêu nhau.

Phải không anh?

Chủ Nhật, 22 tháng 6, 2014

NGƯỜI HÁT NHỮNG BẢN TÌNH CA

0

Tôi không biết tại sao, nhưng từ khi biết nhận thức và suy nghĩ, tôi đã luôn chấp nhận và hiển nhiên chấp nhận rằng, đàn ông sinh ra là để ngoại tình, để thuộc về một người phụ nữ khác, không phải mình.
Đứa bạn thân, mỗi lần chứng kiến những chuyện tình tôi trải qua, chứng kiến những giọt nước mắt tưởng như héo mòn và sự im lặng cam chịu của tôi trước sự phản bội của người đàn ông mình yêu, thì thường lắc đầu, và thở dài mà nói rằng, có lẽ, hoàn cảnh gia đình đã đẩy mày đến những suy nghĩ tiêu cực đó.

Gia đình tôi không hạnh phúc. Khi tôi mười lăm tuổi thì bố tôi chính thức công khai vợ bé và đưa về sống cùng. Gia đình bên ngoại tôi chẳng có ai, vì mẹ tôi vốn là trẻ mồ côi. Gia đình bên nội thì sau một thời gian dài phản đối vì lời ra tiếng vào của xung quanh, nhưng trước sự ương bướng của bố, mà cuối cùng bà nội đã chấp thuận.

Mẹ tôi không nói gì. Bà lẳng lặng đến dọn dẹp và sửa sang lau chùi căn nhà ba tầng bố tôi xây để đấy từ trước kia. Cũng chính một tay mẹ tôi sắm sửa đồ đạc cho ngôi nhà ấy, từ những thứ nhỏ nhặt nhất như bát đũa, nồi niêu, đến những thứ lớn hơn là ti vi, tủ lạnh, điều hòa… Khi ấy, tôi đi cùng mẹ. Chẳng nói gì, mà chỉ lặng im quan sát những việc bà làm, và thờ ơ.

nguoi-hat-nhung-ban-tinh-ca

Các anh chị tôi vẫn thường mắng chửi, thậm chí là đánh đập tôi vì lí do tôi không chống đối lại dì ghẻ, mà ngược lại, còn chấp nhận người đó như một điều hết sức tự nhiên. Anh trai lớn của tôi, đã từng đập đầu tôi vào tường mà đe nẹt: “Mày hãy biết thương mẹ một chút đi. Tránh xa con đàn bà quỷ quyệt phá hoại gia đình mình ra, đừng để tao thấy mày qua lại ngôi nhà đó một lần nào nữa, biết chưa?”. Chị gái liền kề tôi, giọng van lơn, nhẹ nhàng: “Em có biết người đàn bà xấu xa đó đã cướp chồng của mẹ, cướp bố của chúng mình không em? Vì người đó mà gia đình mình tan nát em có biết không?”. Còn tôi, sau những lần cam chịu trước sự chửi rủa nhiếc mắng của anh chị, đã thờ ơ mà rằng: “Không phải dì cướp chồng của mẹ, mà là bố muốn rời xa mẹ. Càng không phải dì cướp bố của em, bố vẫn ở đây, ngay bên cạnh em, em vẫn là con gái bố”. Và đến giờ tôi vẫn tin là mình nói đúng. Vì kì thực, bố có vợ bé, nhưng những khi xuất hiện bên ngoài, đi công tác hay đi đâu đó, bố vẫn luôn đưa mẹ đi cùng chứ không phải dì. Nói theo cách nào đó, vị trí làm vợ của mẹ vẫn không hề suy chuyển, chỉ là, tình yêu của bố đối với mẹ, thì có lẽ đã bị lung lay.

Mẹ chẳng bao giờ can thiệp vào những cuộc cãi vã, mắng chửi của mấy anh em tôi. Từ khi bố chuyển về ở hẳn ngôi nhà đó, mẹ ít nói hơn, và cũng buồn nhiều hơn, nhưng tuyệt nhiên không hề khóc. Sáng sáng mẹ vẫn nấu đồ ăn sáng mang sang cho bà nội, ngồi tiếp chuyện bà đến tận trưa rồi mới về. Buổi tối lại sang sửa soạn chăn gối cho bà, ăn với bà miếng trầu rồi đi ngủ. Mẹ cũng vẫn gặp bố, và nhiều khi gặp cả dì. Những lúc đó, bà chỉ im lặng, gật đầu rồi ngồi như một pho tượng trên ghế.

Bố vẫn luôn chiều tôi, không hẳn vì tôi không phản đối mối quan hệ trái với luân thường đạo lý của bố, mà có lẽ từ khi sinh ra, tôi đã mang những đường nét vô cùng giống mẹ, từ đôi mắt, khóe miệng đến sự im lặng cố hữu trong tích cách và trong cuộc đời mình. Mỗi dịp nghỉ lễ dài, bố luôn dành thời gian đưa tôi đi đâu đó trong lịch trình du lịch của bố. Những ngày cuối tuần, ông cũng gác bạn bè và những buổi tiệc tùng sang một bên, gác cả dì sang một bên, để dành cho tôi một buổi sáng chủ nhật, ngày duy nhất tôi được nghỉ học, đưa tôi ra tượng đài Lê-nin, và ngồi quan sát tôi trượt ván, cho đến khi tôi mệt nhoài, thở không ra hơi, thì hai bố con tìm một quán café nhỏ, đặt hàng qua điện thoại một chiếc pizza, và ngồi im lặng với những suy nghĩ riêng của mình. Sự im lặng. Những thứ đã từng một thời thuộc về mẹ, và giờ đây là thuộc về tôi. Có đôi lúc tôi tự hỏi, vì sao, vì lẽ gì, gần hai mươi năm qua, bố yêu mẹ và chấp nhận sự im lặng đến ớn lạnh ấy. Và giờ đây, ông lại tự đẩy mình bước vào sự im lặng của một cô gái mười tám tuổi, non nót và yếu mềm, là tôi?

Dì ghẻ. Mọi người, ngay cả bà nội và các anh chị của tôi vẫn thường gọi như thế, là một người phụ nữ đẹp. Điều đó không có nghĩa là mẹ tôi xấu. Mà ngược lại, ở mẹ, toát lên vẻ đẹp của sự nhẫn nhịn, im lặng và phảng phất nét xa xăm cổ điển. Còn ở dì, là vẻ đẹp của kiểu phụ nữ thành đạt, mặn mà, trẻ trung. Tôi có thể ngồi hàng giờ trong cửa hàng áo cưới của dì, ngắm nhìn cái cách mà dì trang điểm cho người ta, và thiết kế những mẫu váy cưới mới. Để rồi khi sản phẩm đầu tiên hoàn thành, chính tay dì đã khoác chiếc váy ấy lên người tôi, mỉm cười hạnh phúc. Tôi có rất nhiều bộ ảnh chụp tại cửa hàng áo cưới của dì. Ảnh của tôi, cũng được đăng tải trên khắp các trang mạng để quảng cáo cho tên tuổi dì. Dì từng bảo, ngày cưới tôi, dì sẽ làm cho tôi trở thành một cô dâu đẹp nhất, không ai có thể sánh bằng.

Tôi cứ sống trong cái vỏ bọc của sự im lặng và thu mình lại trong vỏ ốc đó mà chẳng có bất kì sự mệt nhọc hay buồn chán gì. Có lẽ, được sinh ra trong một gia đình có một bà mẹ im lặng triền miên, có một ông bố sẵn sàng chấp nhận khoảng không gian trầm buồn như thế, nên điều đó đã ăn sâu vào từng tế bào trong cơ thể tôi, tôi coi đó là thói quen, là bản năng, là nhu cầu sống của mình.

Tôi không có nhiều bạn thân, chỉ một cô bạn gái thân thiết nhất, đang đi du học và sống cách xa tôi nửa vòng trái đất. Mỗi ngày chúng tôi gặp gỡ nhau qua chat yahoo, qua facebook và qua những cuộc điện thoại đường dài. Số còn lại, là những mối quan hệ xã giao, hời hợt với tôi. Một vài cô bạn gái cùng lớp đại học luôn giữ cho tôi một chỗ ngồi cạnh trong cái giảng đường chật ních người. Một vài cậu bạn trai trong đội trượt thường mua nước cho tôi sau những giờ trượt mệt nhọc. Những người bạn học cũ, thi thoảng nhớ ra đã từng có một đứa bạn tên Kim, để rồi nhắn tin, gọi điện rủ tôi lên bar vào mỗi tối thứ bảy, hát hò, nhảy nhót và uống, cho đến khi say mềm, thì vứt tôi lên một chiếc taxi, nói vội vã địa chỉ nhà, rồi tạm biệt nhau, sau khi tôi từ chối lời đề nghị vào khách sạn với một anh chàng bảnh trai nào đó tại bar.

Bà nội hài lòng về tôi, vì tôi luôn cư xử ra dáng một đứa cháu ngoan và không làm ảnh hưởng đến thanh danh gia đình. Bà bảo, tôi được cả bố mẹ và dì ghẻ nuông chiều, nhưng không bao giờ tìm cách moi tiền của mọi người để mà phá phách, những điều trái ngược hoàn toàn với anh chị của tôi. Những khi ấy, tôi chỉ cười. Vì lẽ gì tôi lại cần tiền hay những món đồ xa xỉ như những người ruột rà của tôi cơ chứ. Tôi sống im lặng. Tôi dễ bằng lòng với cuộc sống của mình. Tôi ngủ yên trong cái vỏ bọc thờ ơ. Cuộc sống như thế, có gì cần đến tiền đâu. Thứ tôi thấy thiếu thốn, là tình cảm, là một cái tôi mạnh mẽ, cá tính và bùng nổ. Những thứ, mà thẳm sâu trong tâm hồn mình, tôi biết, không bao giờ tôi dám kiếm tìm và dành lấy.

Ngày đầu tiên bố nói với mẹ về việc ông có người đàn bà khác, mẹ chỉ im lặng cúi đầu, mãi lâu sau mới ngẩng lên nhìn bố, và bảo rằng: “Anh hãy sống với hạnh phúc của mình. Em vẫn mong điều đó đến với anh”. Bố nhìn mẹ, trìu mến, và hôn phớt lên đôi môi từng một thời ông say đắm của người đàn bà trước mặt ông, rồi rời khỏi phòng mẹ, rất nhanh. Và không có bất kì cái ngoái nhìn nào cả.

Khi bố đi rồi mẹ mới chạy sang phòng tôi, ôm lấy tôi, mà òa khóc nức nở. Mẹ khóc như một đứa trẻ. Lúc ấy, ôm mẹ trong tay, tôi mới thấy sao mà cuộc đời bà tội nghiệp đến thế. Rồi tôi ngẫm cho chính mình. Đến một lúc nào đó, tôi sẽ lấy chồng, và biết đâu sẽ lặp lại bi kịch cuộc đời mẹ, như hiện tại bà đang chịu đựng. Mẹ khóc cho đến khi mệt lả, thì ngủ thiếp đi, trong vòng tay tôi yếu ớt. Gương mặt bà, trong giấc ngủ vẫn thấy sự bất hạnh và khổ đau.

Nhưng tuyệt nhiên sau lần đó, tôi không bao giờ thấy mẹ khóc nữa, kể cả khi bố chuyển về ở hẳn với dì.

Có lẽ, trong cuộc đời mỗi người phụ nữ, không nói về khoảnh khắc sinh nở, thì giây phút họ đau đớn nhất, là khi nghe chính miệng người đàn ông - của mình, nói rằng họ có người đàn bà khác. Thời khắc ấy, tôi tin chắc rằng, họ đã chết rồi, cuộc sống của họ đã trở nên vô nghĩa. Những gì diễn ra trong những ngày kế tiếp, có chăng, chỉ là một sự - tồn - tại, không hơn.

Những ngày gió, ngồi trong phòng mẹ, căn phòng đã lâu lắm rồi không bít những ô gió lại, để nó tràn cả vào phòng, ngập ngụa trong phòng và dày đặc trong cảm xúc, tôi lại xổ tung mái tóc dài mượt của bà, và nhẹ nhàng chải. Có đôi khi, lén nhìn qua tấm gương nhỏ, tôi thấy mẹ mỉm cười, một nụ cười rất nhẹ, rất đẹp, nhưng chỉ diễn ra trong thoáng chốc, rồi mọi thứ lại trở về vị trí của nó. Sự im lặng kéo dài.

Có đôi khi, để mẹ nằm gối đâu lên đùi mình, ê a hát những câu hát trong bài “Người ở, người về”, tôi đã nắm chặt lấy tay mẹ, mà hỏi bà rằng, tại sao, khi bố từ bỏ mẹ, mẹ không đến với người ấy, người mà tôi biết rằng suốt bao năm qua vẫn chờ đợi mẹ và yêu bà bằng thứ tình cảm chưa bao giờ nguội lạnh. Mẹ tôi không trả lời. Lắc đầu. Rồi bảo tôi, mẹ đã không còn là người hát những bài tình ca nào nữa rồi, Kim ạ.

Một hôm, vào buổi chiều, Hà Nội nắng, và vắng. Mẹ tôi nhận được điện thoại từ người cũ. Người ấy muốn gặp mẹ. Bà đã cho gọi tôi đến. Kể lại cho tôi nghe toàn bộ cuộc điện thoại. Và đưa tôi một chiếc phong bì, mà tôi đoán trong đó là một tấm thiệp, nhờ tôi trao tận tay người đàn ông đã gọi điện cho mẹ.

Người ấy đã không nói gì, nhưng tôi biết nỗi buồn và sự thất vọng là có thật. Run run đón lấy chiếc phong thư màu trắng trong tay tôi, người đàn ông với gương mặt hài hòa, có phần hiền lành sau cặp kính, nhìn tôi, gật đầu. Những câu hỏi về cuộc sống của mẹ, về gia đình và về tôi. Hôm đó, tôi nhận ra mình đã nói rất nhiều, lần đầu tiên có một người khác, không phải bố, kiên nhẫn lắng nghe tôi nói như thế.
Cuối buổi gặp gỡ, tôi đã nhìn thẳng vào mắt ông, mà nói rằng, chú hãy đến và mang mẹ cháu ra khỏi sự im lặng đang giết chết tâm hồn bà đi. Rồi tôi quay xe, rồ ga phóng vụt đi, để lại sau lưng, người đàn ông xa lạ đang rút vội chiếc khăn tay lau nước mắt.

Mùa đông. Trời nhưng nhức nỗi buồn. Nỗi buồn được gói ghém ngay cả trong từng đợt gió, cơn mưa.

Nhà tôi những ngày dài đóng cửa im ỉm. Mẹ tôi nằm viện, ung thư giai đoạn cuối. Cả nhà chạy đôn chạy đáo tìm kiếm và nhờ vả các bác sĩ giỏi trong viện. Ngay cả dì, cũng giao cửa hàng váy cưới đang trong đợt bận rộn cho người quản lí để cùng bố và bà nội lo liệu mọi việc. Các anh chị của tôi cũng gác công việc sang một bên để túc trực ở viện với mẹ.

Chỉ còn tôi, vẫn sống bằng sự im lặng triền miên của mình.

Mỗi ngày, hết giờ học trên lớp, tôi lại vào viện với mẹ, ngồi im lặng nhìn bà. Mẹ ốm yếu lắm rồi. Hơi thở mệt nhọc. Tóc trên đầu rụng ra từng mảng. Tay chân khô quắt lại, chỉ còn ra bọc xương. Nhưng mẹ không khóc, mắt mẹ chỉ buồn, lúc nào cũng thế, nhìn ra xa xăm.

Có một lần, khi chỉ có mình bà và tôi trong phòng, tôi vuốt nhẹ những sợi tóc còn lại trên đầu bà, nhẹ nhàng hỏi, mẹ có muốn con báo tin cho chú ấy không? Bà nhìn tôi rất lâu, rồi thì thào bằng thứ giọng yếu ớt của mình, mẹ chẳng sống được bao lâu nữa, đã đến lúc để chú ấy đi tìm kiếm hạnh phúc thật sự của đời mình. Tôi im lặng, gật đầu. Nhưng đã nghĩ rằng một vài ngày tới, sẽ tìm gặp người đàn ông ấy.
Nhưng rồi tôi chưa kịp làm điều đó, người cũ đã không còn cơ hội để gặp mẹ tôi lần cuối. Mẹ tôi ra đi vào một chiều đông ảm đạm, Hà Nội mưa sụt sùi.

Hôm đó, ôm mẹ trong tay, bố đã khóc. Ông hôn lên đôi môi lạnh cóng của mẹ, hôn cả lên đầu mẹ, nơi những sợi tóc đã rụng hết, chỉ còn trơ lại mái đầu. Lần đầu tiên tôi thấy bố khóc, và thấy nỗi buồn ngập trong đôi mắt ông.

Đám tang mẹ kéo dài ba ngày. Người đến viếng chật kín nhà. Ba anh chị em tôi đội khăn trắng, đứng xếp thành hàng bên linh cữu mẹ. Nhà trong, bà nội, bố và dì, mặc áo màu đen, gương mặt u ám.

Tôi thấp thỏm ngóng ra cửa, quên cả cúi chào khi có người vào viếng. Không hiểu sao tôi có linh cảm rằng người đàn ông đó sẽ đến, nhất định đến.

Rồi người ấy cũng đến thật. Vẫn gương mặt hôm nào tôi nhìn thấy, với những đường nét mà tôi ngỡ là quen thuộc lắm, không biết đã từng gặp ở đâu. Người ấy đến trước linh cữu mẹ, cúi đầu, rồi thắp ba nén hương, và cứ đứng đó, im lặng, nhìn rất lâu vào tấm di ảnh của mẹ. Tấm di ảnh đó được rửa lại từ bức ảnh tôi và mẹ chụp ở Đà Lạt vào mùa thu năm tôi mười lăm tuổi, khi bố chưa có người đàn bà khác. Trong bức ảnh, mẹ cười rất tươi, nụ cười mang hình hài của sự bình an, yên ổn.

Sau khi người đàn ông làm lễ viếng mẹ xong, quay người bước ra phía cửa, không hiểu sao tôi lại chạy theo, giọng hớt hải:

- Chú chờ đã. Bố cháu ngồi ở nhà trong. Chú có muốn gặp bố cháu không?

- Chú gặp bố cháu cách đây hai hôm, sau khi vừa nhận được điện thoại của cháu. Bố cháu đến tận nơi báo tin cho chú.

Người đàn ông nói hết câu, rồi im lặng. Khoảng lặng chờ đợi tôi đối đáp điều gì đó ngược lại. Nhưng tôi chỉ cúi đầu chào tiễn, tuyệt nhiên không nói thêm gì, rồi đi vào nhà trong. Mặc dù không quay đầu nhìn lại, nhưng tôi biết có một đôi mắt đang dõi theo tôi, hiền từ.



Sau lễ tang một tuần, thì bố gọi tôi đến phòng mẹ. Căn phòng này ngày xưa cả bố và mẹ cùng ở, nhưng sau khi có vợ bé, bố chuyển về nhà mới, chỉ còn lại mẹ trong căn phòng rộng thênh thang sơn màu tím này. Mẹ vẫn gọi đó là màu tím của nỗi nhớ.

Tôi bước nhẹ nhàng khắp căn phòng, đưa tay chạm nhẹ từng đồ vật thân quen. Tất cả đều gợi nhắc trong tôi về mẹ và những hoài niệm cũ. Đây là nơi mẹ hay ngồi đợi tôi đến chải tóc mỗi buổi sớm mai. Kia là nơi bà vẫn nằm im trong vòng tay tôi nhỏ bé và đều đều thở. Chiếc hộp sơn mài bà nội tặng mẹ, trong đó vẫn còn nguyên vẹn số nữ trang của người và cả những tấm thiệp - những tấm thiệp màu vàng hoa cải, được gửi từ người tình cũ của mẹ, người mà tôi đã vội vã báo tin ngay khi mẹ vừa mất.

Bên cửa sổ, bố vẫn lặng im đốt thuốc lá. Nhìn nghiêng, những vạt nắng chiếu xiên lên người ông, trông ông đẹp tựa một pho tượng nổi tiếng nào đó.

- Con gái này. - Bố không nhìn ngược lại tôi, cất tiếng gọi nhẹ bẫng, cách gọi từ thuở xưa cũ.

- Có chuyện gì vậy bố? Con thấy bố hơi lạ.

- Ừm, không có gì đâu con.

Tôi không nói gì, tiếp tục lần giở khắp căn phòng mẹ, tìm lại hình ảnh thân quen của bà còn vương vấn nơi đây. Đến lúc này, tôi vẫn không tin là mình vừa mất đi một người thân quen. Cảm giác mẹ vẫn ở đây, ngay bên cạnh bố con tôi.

- Có bao giờ con nghĩ con không phải là con gái bố? - Bố lên tiếng, phá tan bầu không khí im lặng trầm buồn bao trùm. Câu hỏi của ông, quá bất ngờ đối với tôi. Kì thực là gần hai mươi năm qua, tôi chưa bao nghĩ và chưa bao giờ dám hình dung mình không phải là con gái bố mẹ.

- Ý bố là…

- Ừ, bố nghĩ con đã đủ trưởng thành, nên đến lúc nói cho con biết sự thật này rồi.

- Sự thật nào cơ? Con không phải con gái bố mẹ ấy à? – Tôi thấy cổ họng mình nghẹn đắng lại, và phải khó khăn lắm tôi mới thốt lên được thành lời. Những tiếng cuối cùng, trôi tuột vào không khí, đập mạnh vào thính giác của tôi.

- Không phải, mà đúng hơn là không hẳn như thế. Chỉ là, ừ, chỉ là bố không phải bố đẻ của con. Con vẫn là con gái đẻ của mẹ.

Bằng một cách chậm rãi và có phần rụt rè, bố từ tốn nói với tôi sự thật. Sự thật, mà theo tôi là quá sức chịu đựng của mình. Rồi như thể để khiến tôi không phải băn khoăn nghi ngờ gì, ông với tay lấy tập giấy để trên bàn, mà ngay khi bước vào phòng tôi đã nhìn thấy, ông đưa nó cho tôi.

- Đây là xét nghiệm ADN của con và cha đẻ của mình.

Có lẽ khi nghe tin mẹ mất, tôi cũng không hề cảm thấy bàng hoàng bằng lúc này. Sự thật tôi không phải con gái đẻ của bố đã là một cú ngã quá lớn đối với trái tim non nót của một đứa con gái gần hai mươi tuổi là tôi. Nhưng có lẽ tàn nhẫn hơn, là khi biết được cha đẻ của mình là ai. Đáng lẽ ra tôi có quyền mừng rỡ khi tìm lại được cha ruột của mình, hoặc ít ra là cảm thấy nhẹ nhàng vì cả bố và mẹ đều trút đi được gánh nặng khi phải giấu bí mật này quá lâu. Vậy mà trớ trêu thay, tôi lại chỉ thấy nhen lên trong mình những dư âm day dứt và có phần đau đớn. Người đàn ông ngay từ lần gặp đầu tiên tôi đã thấy có nét gì đó quen quá. Người đàn ông của những lần gặp tiếp theo tôi cứ mơ hồ một cảm giác bình yên. Thì ra, đó là cha đẻ của tôi, nhưng đường nét tôi thấy thân quen kì thực tôi vẫn nhìn thấy vào mỗi buổi sáng khi tôi tự mình soi gương chải tóc, thay đồ.

- Bố biết điều này, rất lâu rồi phải không ạ? – Tôi đắn đo nhìn người bao lâu nay mình vẫn gọi bằng bố, môi run run, khẽ hỏi.

- Ừ, bố biết ngay từ ngày đầu tiên, khi mẹ mang thai con, và chú ấy quyết định đi Nga tu nghiệp.

- Vậy sao bố còn lấy mẹ? Người đàn bà như thế đâu có còn gì để xứng đáng với bố đâu? – Những câu hỏi dồn dập trong đầu, và tôi như muốn gào thét lên để làm sáng tỏ.

Bố trầm ngâm, khẽ rút bao thuốc trong túi quần và đốt lửa. Làn khói trắng mỏng manh vẩn đục vần vũ một hồi lâu trước khi tan vào không khí, chỉ còn đọng lại mùi khen khét dịu êm.

- Chú ấy là bạn thân của bố. Và bố đã từng, đã từng rất yêu mẹ.

- Sự hi sinh quá lớn? Rồi lại nhẫn tâm làm đau người phụ nữ bố từng che chở ?

- Có lẽ bố đã là một người đàn ông tốt nhất thế gian, cho đến khi mẹ con nói với bố rằng, đã đến lúc anh phải tự hát bài tình ca của mình rồi, không nên để tình cảm của mình chết theo dư âm của một bản tình ca cũ. Con có hiểu không ?

Khe khẽ cười. Rồi khe khẽ hát. Tôi hát lại những bản tình ca mà ngày xưa khi còn sống, mẹ tôi vẫn thường ôm tôi trong tay và cất giọng hát.

Hình như, ngoài kia, lác đác vài con nắng, xiên nghiêng. Đâu đó văng vẳng bên tai, lời mẹ thì thầm. Mỗi người đều có những giai điệu riêng cho tình yêu của mình, và hãy để chính trái tim mình cất lên tiếng hát những bản tình ca yêu thương ấy.
ST

Thứ Tư, 18 tháng 6, 2014

THƯƠNG LÀ THƯƠNG THẾ THÔI

0

BlogTM giới thiệu truyện ngắn: Thương là thương thế thôi!


Việc thầm thương một người có lúc thực sự đơn giản. Đơn giản như hoa bằng lăng trở mình tím ngát khi hạ đến, như lá bàng đỏ ối vào đầu thu. Hỏi: Tại sao lại thương? Không biết! Hỏi: Tại sao lại là người ấy? Không biết! Hỏi: Tại sao không nói? Không biết! Thương là thương vậy thôi. Ai lí giải nổi lí do vì sao. Thương nhiều quá, nói chẳng đặng. Phải không?

*

15 tuổi, cậu chuyền cho tôi mảnh giấy xiêu vẹo hàng chữ: “You are the sun in my heart”. Tôi thấy tim mình nảy lên một nhịp, tôi nghĩ mình chỉ thích cậu nhiều hơn một chút thôi.

18 tuổi, lần đầu tiên bước vào cánh cổng đại học, tôi dường như tin tưởng rằng 4 năm sau cậu sẽ nói lời yêu với tôi.

22 tuổi, tốt nghiệp, xin việc, người ta chỉ tôi khi đi phỏng vấn nên nhìn vào đỉnh đầu người sát hạch để tránh căng thẳng mà vẫn làm người đối diện tin rằng tôi vẫn đang nhìn vào mắt họ. Nhưng khi đứng trước cậu, tôi bất lực thở dài: đỉnh đầu và mắt cậu chỉ cách nhau mấy cm mà thôi. Vẫn không bình tĩnh được.

24 tuổi, tôi thấy cậu ôm bạn gái thắm thiết trước Nhà thờ Đức Bà. Tôi không khóc, cũng không thấy đau. Tôi rất bình thường. Chỉ là, tôi không tập trung làm được bất cứ việc gì nữa.
Này cậu, tôi vẫn luôn gọi cậu là Mắt Buồn, vì đôi mắt chất chứa tâm trạng, sâu thẳm và mênh mang vô tận như màn đêm vĩnh hằng. Tôi cũng không biết nên gọi chuyện chúng mình bằng tên gọi gì cho hợp lí. Không phải mến, cao hơn thương nhưng lại chưa tới mức gọi là yêu.

Với tôi, mối tình đầu cũng như những cốc cafe vậy. Có người thích ngồi trầm tư quán vắng, trong bóng tối chọn cho mình vị nồng nàn của Capucino; có người lại thích vị ngọt dịu dàng của Latte; cũng có những người không thích sự cao sang, chỉ tìm cho mình một ly đen đá hoặc một ly cafe sữa nơi quán cóc nhỏ xíu bên lề đường. Có người hớp vội năm ba ngụm rồi lại hối hả với bao kế kiếm cơm sinh nhai; có người ngồi tỉ mẩn hít hà hương vị thơm nồng rồi nhấp từng ngụm, chậm rãi thưởng thức vị ngon của thứ đồ uống khó tính này. Cũng có người vô ý để đá lạnh tan ra làm loãng ly cafe, uống vào nghe nhạt nhẽo, vô vị. Có người khen ngon, uống thành nghiện. Có người nhấp miệng đã nhăn mày, chau mặt kêu đắng nghét, bỏ dở lưng chừng.



Tình đầu cũng vậy, ngọt, thơm, đắng, cay chỉ người trong cuộc mới hiểu. Có cuộc tình xây dựng vun đắp bằng lòng kiên trì và niềm tin để có kết thúc viên mãn, có cuộc tình như ngọn lửa bùng lên trong phút chốc rồi lịm đi sau men say tình ái. Có cuộc tình dang dở chưa kịp hiểu hạnh phúc là gì vì bao điều bất ngờ của cuộc sống, chỉ còn lại đó lời hứa hẹn cho kẻ chưa thôi vương vấn. cũng có những cuộc tình vĩnh viễn chìm khuất trong im lặng bởi tình cảm một phía chẳng bao giờ đợi nổi sự hồi đáp. Dẫu sao, thế giới ngoài kia, mỗi ngày vẫn có hàng tỷ cốc cafe được tiêu thụ, và đời người, ai chẳng một lần ngượng ngùng cất giấu sâu thẳm trong tim hình bóng một ai đó, ấm áp, mông lung nhưng đầy ám ảnh.

Thực ra, nếu soi lại thứ kí ức được gọi là kỉ niệm giữa hai chúng ta, hẳn là quá ít đúng không? Chỉ là những trò rượt đuổi ngộ nghĩnh của tuổi 14, 15 ngây thơ. Ấn tượng còn đọng lại trong tôi là hình ảnh cậu lúc tung người đẩy trái bóng chuyền sang lưới đối phương. Rất mạnh mẽ, ăn ý và linh hoạt. Tôi vẫn nhớ cảm giác tim mình nảy lên dồn dập thế nào khi cậu chắn bóng thành công, khi cậu ngã xuống, khi cậu lau mồ hôi, khi cậu cười. Rất nhiều năm về sau, tôi chưa từng chứng kiến đôi tay nào linh hoạt và chơi bóng hay như cậu. Thật đấy.

Học chung cùng nhau ba năm cấp 2, tôi vẫn luôn thích việc đến lớp thật sớm, ra gốc bàng ngồi chơi, trông ngóng bóng cậu đến lớp qua những tán lá xanh um, hay sau giờ học, dõi theo bóng lưng cậu gầy gầy nghiêng nghiêng khuất dần sau con dốc về nhà. Một bóng lưng man mác nỗi buồn và cô độc.

Thời ấy, các bậc cha mẹ thường nghĩ chuyện tình cảm khi còn học là một thứ gì đó cấm kị, nguy hiểm. Và đương nhiên, ở tuổi chúng ta lúc bấy giờ, cũng chỉ có can đảm trao cho nhau mảnh giấy “You are the sun in my heart” trong giờ ôn tập Anh văn nhờ dịch hộ thôi. Không một cái cầm tay, không một vòng ôm, chỉ có những ánh mắt ngượng nghịu vội vàng quay đi khi vô tình gặp nhau.

Tôi nghĩ mình chỉ thích, không phải một chút, là nhiều hơn một chút một tẹo thôi.

*
Khi thi tuyển vào lớp 10, tôi nhận kết quả ở A7, bạn thân tôi ở A1. Không hiểu sao tôi lại nôn nóng tìm tên cậu và những người bạn của cậu. Cậu ở A3, hai bạn thân ở A1. Tôi quyết định đánh cược lần đầu tiên trong đời, chuyển vào A3 với niềm thấp thỏm không yên. Thế là, một lần nữa, lại gặp nhau, lại chung lớp, lại bắt đầu cho những nốt lặng cho duyên phận giữa chúng ta.

Ba năm phổ thông trôi qua nhanh như một chớp mắt dưới vô vàn những tiết học 45 phút, những giờ nghỉ giải lao, những kì hội trại... dãy muồng quanh trường mỗi khi hè đến lại kéo kén đầy nhộng sâu, để mỗi khi trưa nắng về lại thả đi hàng ngàn cánh bướm vàng vỗ cánh lả lướt khắp sân trường. Cậu luôn thích ngồi bàn gần cuối, còn tôi lại luôn ngồi bàn số 2. Vậy nên, những giờ giải lao, cậu không hề biết rằng toàn bộ hành động của mình đều đang được tôi ngấm ngầm theo dõi qua việc áp chiếc thước kẻ mica lên gần mắt, nhờ lớp bóng kính phản xạ để thấy nụ cười của cậu.


Khi đi học, tôi cố tình căn giờ để vô tình gặp cậu khi cất xe đạp, nhưng dường như cậu chẳng bao giờ nhận ra. Tôi vô thức kiếm tìm bóng dáng cậu khi giờ tan tầm đến, trong muôn ngàn chiếc áo trắng trước mắt, vui mừng khi bắt gặp hình bóng cậu trong đám đông hỗn tạp ấy, lại dõi theo những câu chuyện bất tận của cậu trên đường về. Nhưng nếu cậu ở gần, lại làm ra vẻ không quan tâm.

Tôi không thấy cậu chơi bóng chuyền nữa. Chân cậu hơi khập khiễng. Tôi đoán cậu bị chấn thương sau cú nhảy đập bóng đầu hè trước. Những ngày trường tổ chức giải, lần nào tôi cũng đi cổ vũ, nhưng nguyên nhân sâu xa chỉ mình tôi biết. Tôi đi vì tôi biết, cậu cũng có mặt trong đám đông ấy, chỉ khác trước, lần này cậu chìm nghỉm trong những tiếng hò hét cổ vũ khí thế. Tôi thấy ánh mắt cậu dõi theo trái bóng với niềm đam mê cháy bỏng, với khao khát lộ rõ trên bàn tay nắm chặt mỗi khi đội mình thua. Nhưng rồi, ánh mắt ấy vụt trở nên ảm đạm khi trận đấu kết thúc trong niềm vui chiến thắng reo hò vang dội. Cậu đến im lặng, rồi cũng lặng lẽ trở về trước khi người khác nhận thấy sự có mặt của mình. Miệng nói không thích đi, nhưng thực ra...

Cậu nhìn trái bóng, tôi nhìn cậu.

Khi có kết quả thi đại học. Tôi mừng cho tôi, mừng cho cậu. Nhưng tự thấy vô duyên ghê gớm. Khi cậu tổ chức liên hoan, tôi không đi, nhưng mượn cớ thể dục cùng mẹ buổi tối, lại quét mắt qua cánh cửa nhà cậu. Tôi thấy cậu, thấy ánh mắt rạng ngời của cậu, thấy khóe môi cậu kéo lên không ngừng trong một chớp mắt ấy. Và tôi nghĩ, hình như tôi đã thương mất rồi.

*
Đại học.

Tôi luôn vô tình hay hữu ý nghe đến tin tức về cậu, về cuộc sống mới của cậu từ đám bạn phổ thông. Trong suốt những năm tháng đằng đẵng ở một nơi xa lạ, tôi không còn nhớ nổi làm thế nào bản thân đã vượt qua tất cả nhớ nhung, lo lắng, dằn vặt về cậu. Tôi gõ tên cậu và tìm kiếm như điên trên tất cả các trang mạng, có lẽ cậu sẽ chẳng thể hiểu nổi cảm giác hạnh phúc khi tìm thấy địa chỉ blog người mình mong nhớ như thế nào, để từng ngày, ảo tưởng rằng những dòng câp nhật đấy, cậu viết cho riêng cho tôi.

Thời đại của Facebook, tôi lại mòn mỏi lục lọi danh sách bạn bè của mọi người quen chỉ để tìm kiếm tên cậu. Đôi khi, tôi thấy thật may mắn vì cậu có thói quen lấy tên thật và ảnh thật của mình làm avatar. Tôi không biết mình đã ngồi lặng hằng đêm ngắm ảnh cậu như thế nào, không nhớ nổi mình đã trải qua nỗi nhớ giày vò khắc khoải ra sao. Tôi nghĩ thật sự phải cảm ơn facebook, vì nếu không có nó, tôi sẽ chẳng thể nào biết dù chỉ là chút ít hình ảnh về cậu, về cuộc sống của cậu, về dấu vết cậu để lại. Hẳn tôi sẽ rất tuyệt vọng nếu không biết bất cứ tin tức gì về cậu, có lẽ thế.

Nói như một nhà văn: “Bây giờ Facebook là thứ duy nhất có thể giữ những người xa lạ như tôi và em, một mối dây vô hình liên kết. Để mỗi khi thoát khỏi trang cá nhân của em, tôi lại ao ước giá như đừng có nó, giá như tôi đủ dũng cảm chặn em vĩnh viễn, giá như tôi đừng đăng nhập vào nó nữa... Giá như...”

Con người ta, có phải vì câm lặng thương nhớ một người quá nhiều mà chấp nhận bám víu vào bất kì lí do gì tự mình nghĩ ra để lừa mình. Vì sợ rằng, nếu không thế, sẽ chẳng biết đi về đâu, sẽ chẳng rõ mình sống vì điều gì.

Tôi bỏ mặc mình lang thang trong dòng nhật kí của cậu, biết cậu vui, biết cậu buồn, biết cậu ấm ức, biết cậu đã cao lớn và trưởng thành hơn xưa. Tôi quen với việc mỗi lần lén lút vào “nhà” cậu phải luôn cẩn thận để không ấn nhầm nút “send friend request” hay “like”. Tôi sợ. Nhưng lại chẳng hiểu tại sao lại như vậy.

Tôi và cậu: chung lớp tận 8 năm, có tới hơn 50 bạn chung, nằm trong vô số hội nhóm cộng đồng, nhưng chẳng ai mở lời kết bạn với ai. Đã bao lần tự nhủ lòng mình: một lần cuối thôi, chỉ vào profile của cậu một lần này nữa thôi, nhưng lại chẳng đặng đừng mà hết lần này đến lần khác âm thầm theo dấu cậu.

Việc thầm thương một người có lúc thực sự đơn giản. Đơn giản như hoa bằng lăng trở mình tím ngát khi hạ đến, như lá bàng đỏ ối vào đầu thu. Hỏi: Tại sao lại thương? Không biết! Hỏi: Tại sao lại là người ấy? Không biết! Hỏi: Tại sao không nói? Không biết!

Thương là thương vậy thôi. Ai lí giải nổi lí do vì sao. Thương nhiều quá, nói chẳng đặng. Phải không?

Tôi lên mạng tham gia vào mấy trò bói toán. Cậu cung Bảo Bình, tôi Sư Tử, Bảo Bình với Sư Tử là hai cung hoàng đạo luôn xung khắc với nhau. Bói ngày sinh, rồi bói cả số điện thoại, kết quả cuối cùng vẫn là “không hợp”. Tôi tin rằng cô gái nào khi yêu cũng sẽ tẩn mẩn bói toán cho mình và người thương như hướng dẫn trên Internet. Vô số lần tôi làm trắc nghiệm như thế, để hứng lấy niềm vui nhỏ nhoi khi được chữ “hợp”, nếu có “không hợp”, cũng nhất định sẽ làm đi làm lại, thay đáp án cho đến khi được kết quả như ý mới thôi. Để rồi nhận ra rằng, ngày lại ngày, tôi dường như đã thương cậu nhiều hơn 1 chút của ngày xưa.

Đôi khi, trong tình yêu, người ta thật cả tin, khờ dại và ngu ngốc một cách đáng thương. Cậu đã bao giờ nghĩ thế chưa?

Năm thứ ba, tôi gửi cho cậu một bức thư trên radio, nói rằng sẽ quên đi, sẽ bước tiếp chặng đường tương lai mà ở đó, không có hình bóng cậu nơi phía cuối con đường. Chúc cậu sẽ là một cốc trà chanh giải nhiệt cho ai đó trong những ngày nắng gắt. Cậu nghe được, nhưng vẫn im lặng như bao lâu nay vẫn thế. Tôi nghĩ cậu ngốc, nhưng thật ra, cậu không ngốc như tôi tưởng. Bạn tôi hỏi tôi chờ đợi điều gì? Thực ra, tôi đâu có đợi bất cứ điều gì đâu. Chỉ là, ít nhất, cũng nên gọi cho tôi một cuộc điện thoại, lòng tự trọng của tôi đã hạ đến mức thấp nhất, chỉ một cuộc điện thoại thôi mà, một lời nói chúng mình hãy chỉ là bạn thôi nhé, có quá khó không? Vài lời nói vội vàng cách cả nghìn cây số, phải chăng là một thứ quá ư xa xỉ?

*

Dòng nhật kí của chị tôi dừng lại ở ngày 24/12/2013. Tôi biết, đó là ngày chị ấy quyết định tham gia vào đoàn tình nguyện của các bác sĩ theo chiến dịch hỗ trợ dân thường Banglades - ngày mà ảnh cưới của một người con trai tràn lan lên dòng cập nhật của bạn bè cùng trường.

Thương thầm một người thực sự là việc quá đơn giản, bởi kẻ trong cuộc không biết đến vị gì ngoài vị đắng chát chúa của mối tình đơn phương. Thương đến mấy, đau khổ đến mấy cũng chỉ là chuyện của chính họ, không ai biết, cũng chẳng ai buồn bận tâm. Nếu cuộc sống là những mảng màu được pha trộn đầy màu sắc thì cuộc sống những người trót lỡ yêu đơn phương đơn điệu lắm, không ai biết rõ màu của nhung nhớ và lặng lẽ bằng họ. Tình yêu cũng giống như những cái cây vậy, nếu những cái cây cần nguồn nước để sinh trưởng thì tình đơn phương sở dĩ có thể phát triển được chỉ vì hằng ngày, chúng ta vẫn kiên trì nuôi dưỡng chúng bằng sự cố chấp.

Chị đã từng mạo nhận người khác gọi cho anh, muốn biết anh sẽ nghĩ gì khi có người thích anh từng ấy năm. Để rồi một câu nói “Là người đó tự làm khổ mình mà thôi” đã dìm chị xuống tận cùng sự hụt hẫng, tuyệt vọng. Mùa hè năm ấy, dọc chặng đường xuống trường, lần đầu tiên trong đời chị khóc, khóc vì một người lạ đã từng quen. Chị dặn lòng phải quên đi, nhưng trái tim yếu đuối không ngăn nổi sự lo lắng cho anh nơi phố thị, chị lại gọi điện dặn dò anh tránh những tệ nạn buông tỏa khắp chốn phồn hoa bậc nhất đất nước.

Những số máy lạ đột ngột vang lên lúc chiều muộn ấy. Anh sẽ chẳng bao giờ biết đằng sau là một người duy nhất. Chị.



Tình yêu của chị nhút nhát đến đáng thương. Sợ sẽ làm phiền người ta nên đến việc quan tâm cũng phải giấu giếm. Suốt đời câm nín giữ chặt một bóng hình từ thuở áo trắng vấn vương. Mãi không chịu hiểu rằng, có những lúc, có những việc, có những người, chỉ là cảm động thôi, mà cảm động thì có bao giờ ươm mầm thành tình yêu được. Tình yêu là sự hòa hợp đồng điệu về tâm hồn, là những gì rung cảm sâu xa nhất của con tim, là những gì đẹp đẽ nhất, quý giá nhất của đời người. Nếu chỉ có một người, đâu thể gọi tình yêu.

Yêu thương không được đáp lại, như những cơn gió cuối đông, thốc đến mang theo lạnh lẽo khô khan rồi vội vã rời đi, phủ một lớp bụi thời gian nhạt nhòa. Giữa nhịp sống hiện đại hối hả, những cuộc tình đến rồi đi trong chớp mắt của thế gian, tôi rất muốn nói rằng người con trai kia thật may mắn xiết bao, may mắn vì đã có người yêu anh ta chân thành đến thế. Mười năm không phải quãng thời gian ngắn cho một tình cảm vụng dại của tuổi mới lớn, và, có mấy ai đủ can đảm dõi theo một người không hề yêu mình trong suốt từng ấy năm? Cũng không nén nổi tiếng thở dài, chàng trai ấy cũng thật bất hạnh, bất hạnh vì mãi mãi chẳng thể nào biết tấm chân tình của chị có bao nhiêu sâu nặng.


Những đêm khuya phả khói thuốc ngoài ban công, nhìn ánh đèn loang loáng như những con thoi chạy mãi trên chiếc khung cửi Sài thành phồn hoa; tôi lại nhớ bóng lưng chị nghiêng nghiêng bên khu lán trại nhếch nhác tạm bợ sau vụ nổ súng, màn trời tối đen chỉ chừa lại đốm lửa bập bùng cạnh những băng ca cấp cứu. Chị ngồi đấy, nhắm mắt cầu nguyện yên bình cho người ở Sài Gòn, tĩnh lặng và trang trọng như một nghi lễ. Tôi không biết sao băng có mang những lời nguyện của chị đến bên người ấy hay không, bởi chỉ thấy lòng buồn man mác.

Năm nay, chị 26, và mang trong mình một vệt xước nhức nhối mỗi khi đêm về. Có người con gái 18 tuổi ở nơi giá rét mà lo lắng cho Sài Gòn chuyển mùa nóng bức; có người con gái 22 tuổi vứt bỏ gia đình thương yêu, lặn lội tìm đến Sài Gòn chỉ để thỏa mãn an ủi cùng hít thở chung dưới bầu trời một thành phố; có người con gái 24 tuổi, rời Sài Gòn mà vẫn thương Sài Gòn.

Sài Gòn hanh hao, Sài Gòn nắng nỏ; Sài Gòn cũng vô tình, hững hờ lắm thay.

Đâu đó, Giọng ca của Tank rền rĩ vang lên, thấp thoáng nỗi day dứt trong điệu nhạc cô độc:

“... Cause I can't make you love me if you don't
You can't make your heart feel something that it won't...

Im lặng không phải là cách để biện minh cho những nếp gấp trong chuyện tình cảm. Im lặng, là mặc định cho sự thờ ơ. Bởi không bận tâm nên chẳng cần phiền lòng. Im lặng, là mặc định cho sự bỏ qua. Bởi không muộn phiền nên bình yên xếp nỗi nhớ vào khe tủ kí ức. Im lặng là mặc định cho sự buông tay. Bởi chỉ khi yêu, người ta mới hiểu rằng sự im lặng của đối phương có sức tàn phá ghê gớm đến mức nào. Nhưng im lặng, không có nghĩa là quên đi.
ST